Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng Bác Hồ được tập trung thể hiện:
a, Về lí tưởng và lẽ sống:
+ Suốt cuộc đời không khi nào bác thảnh thơi vì “nỗi đời thường”
+ Lý tưởng sống cao đẹp, sống hết mình của bậc đại trí, đại nhân
+ Bác hi sinh hạnh phúc cá nhân để chăm lo cho dân tộc được tự do, ấm no, hạnh phúc
b, Niềm vui, tình thương của Người được thể hiện nhiều góc độ, cung bậc cảm xúc:
+ Bác đau: dân nước, năm châu, lo muôn mối, yêu ngọn lúa, cành hoa, nhớ miền Nam, vui mỗi mầm non, trái chín
+ Bác đau đáu dõi theo những người tham gia chiến đấu: dõi theo từng bước ra tiền tuyến, lắng mỗi tin thắng trận
→ Hình tượng, chân dung về Người cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi. Những điều người thực hiện đều dành cho nhân dân, vì nhân dân chứ không vì bản thân mình
Trái tim của Người là sự giao hòa của những trái tìm người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh
c, Những di sản Người để lại
- Tình thương cho toàn thể dân tộc Việt
- Những tư tưởng thân dân, ái quốc
- Trái tim vĩ đại, sống quên mình vì dân vì nước, đó là cuộc đời giản dị, thanh bạch, chan chứa tình yêu thương
Niềm vui to lớn của nhà thơ chính là được gặp lại nhân dân, điều đó thể hiện qua hai khổ thơ đầu:
- Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:
+ Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai
+ Trẻ thơ gặp sữa
+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa
→ Hình ảnh so sánh thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với nhân dân- ngọn nguồn của sự sống.
Xô-cô-lốp vượt lên nỗi đau:
+ Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni-la trong công việc thường ngày
+ Việc nhận nuôi dưỡng có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào
+ Nỗi khổ đau, sự dằn vặt từ quá khứ vẫn còn hành hạ anh
- An-đrây Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng thì không thể nào hàn gắn. Đó là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô- cô- lốp
Cuộc đời cô đơn, đau khổ của An-đrây Xô-cô-lốp với những khó khăn chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động và chân thực.
- Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.
- Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...”
- Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”
⇒ Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phải khóc.
Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:
+ Những anh du kích
+ Thằng em liên lạc
Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến
+ Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả
+ “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
+ Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng
→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.
Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên
Bố cục: gồm 3 phần:
Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường
- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến
Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng
- Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển
- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu
- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi
+ Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa
Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu
- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:
+ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
+ Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn
+ Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã
+ Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”
→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác
- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả
+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người