Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó.
Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn.
(Bài văn lí giải ngắn gọn cội nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi: tình yêu gia đinh, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. )
Câu 2
(a. Đoạn này tập trung lí giải về ngọn nguồn của lòng yêu nước.
Câu mở đầu là nhận định của tác giả rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất...
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b. Trình tự lập luận của đoạn văn theo trình tự: tổng hợp - phân tích - tổng hợp (luận đề - luận điểm - luận kết).
- Câu mở đầu nêu nhận định chung về lòng yêu nước.
- Phần tiếp theo chứng minh ý của câu mở đầu qua tình yêu và nỗi nhớ những sự vật, sự việc cụ thể của quê hương của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân nhận ra vẻ đẹp độc đáo và quen thuộc của quê hương mình. Điểu này được minh hoạ bằng một loạt hình ảnh thể hiện nét đẹp tiêu biểu của mỗi vùng quê trên đất nước Nga. Từ đó dẫn đến một quy luật, một chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà. yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu. Tổ quốc.
Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước đặt ra ở câu mở đầu đã được chứng minh và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn. )
Câu 3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô-viết à mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
(a. Khi phải sống xa quê hương, nỗi nhớ càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Hồng quân đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình.
b. Đề nói đến vẻ đẹp của đất nước Liên Xô rộng lớn, tác giả đã lựa chọn và miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng quê khác nhau. Từ miền cực Bắc nước Nga đến miền núi phía Tây Nam
thuộc nước Cộng hoà Gru-đi-a, những làng quê êm đềm xứ U-crai-na, từ thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,... ở mỗi nơi, tác giả nhấn mạnh vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp độc đáo của nơi đó.
Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn rực rỡ, lung linh và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người quê hương: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hổng và tiếng “cô nàng ” đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ U-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grẩt... nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mát-xcơ-va nhó như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, Đềrồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai. Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù miền núi hay đổng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đểu ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. )
Câu 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chẵn lí ấy, ghi lại và học thuộc.
(Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước. )
Câu 1: Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).
Trả lời:
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết:
a) Câu mở đầu và câu kết đoạn.
b) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.
Trả lời:
a) Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu liay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
- Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trỏ nên lòng yêu Tổ quốc.
b) Lập luận của đoạn văn rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng - phân - hợp trong từng đoạn nhỏ. Chẳng hạn:
- Câu 1: Nửa đầu nêu ý khái quát; nửa sau ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định vừa nêu.
- Câu 2: Khái quát một khía cạnh quan trọng khác của tư tưởng chủ để: Lòng yêu nước.
- Câu 3: Vừa triển khai ý của hai câu trên vừa nêu tiếp một nhận định mới về lòng yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
Trả lời:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đểu nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc nhớ: Những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng ‘ằcô nàng "gọi đùa người yêu.
- Người xứ U-crai-na nhớ: Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cải bảng lặng của trưa liè vảng ánh ...
- Người xứ Gru-di-a nhớ: Khí trời của núi cao, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ ỉu í rong bọc đựng rượu bằng da dê..
- Người Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã ...
- Người Mát-xcơ-va nhớ: điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa.
* Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả cái thần của sự vật và đặc biệt là miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.
Câu 4: Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy
Trá lời:
Câu văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước: Lòng yêu nìtà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:
- Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.
- Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.
- Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.
- Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.
Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ. Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng. Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp. Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc:
Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.
- Người U-crai-na:
Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.
→ Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.
- Người xứ Gru-di-a:
Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị
- Người ở thành Le-nin-grat:
Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường
→ Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.
- Người Mat-cơ-va:
Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
=> Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.
Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.