Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học chứ không phải sự sụp đổ của một chế độ xã hội. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện vẫn đang tồn tại và phát triển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam.
Đáp án B
Bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm ưu việt, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua những điểm sau:
(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;
(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;
(3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Tuy nhiên, do những sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khi đất nước khủng hoảng tuy có thực hiện cải tổ nhưng phạm phải nhiều sai lầm, đặc biệt là thực hiện đa nguyên, đa đảng.
=> Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn quá nhiều thiếu sót, hạn chế
Đáp án C
Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….
Đáp án D
Những cải cách về chính trị của các nước Liên Xô và Đông Âu làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
=> Bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là cần duy trì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên đã đảng
Đáp án D
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số nước đã có sự điều chỉnh, cải cách mô hình chủ nghĩa xã hội sao cho phù hợp như: cải cách mở cửa ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam,… Các mô hình xã hội này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Đáp án B
- Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào: Liên Xô và Đông Âu là hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn ở châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai là hệ thống tồn tại song song với hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã đánh dấu sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội.
- Trật tự thế giới hai cực Ianta, đứng đầu hai cực là Liên Xô và Mĩ, khi Liên Xô sụp đổ cũng đồng nghĩa với trật tự hai cực Ianta sụp đổ
Đáp án: B