K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2016

Nhân vật:

Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm

Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con

Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.

Lan: Bạn thân của Lê

Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.

Hùng: lớp trưởng

Kim: lớp phó



Cảnh 1:

Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.

Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?

Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...

Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?

Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?

Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.

Cảnh 2:

Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.

Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?

Lan: Hóa.

Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!

Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?

Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?

Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.

Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?

Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.

Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.

Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?

Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.

Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!

Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.

Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?

Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.

Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.

Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.

Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.

Cảnh 3:

Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.

Thầy: Gì vậy cô bé?

Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?

Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?

Lê : Thầy cho em làm lại đi.

Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?

Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.

Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.

Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?

Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?

Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?

Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.

Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...

Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.

Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.

Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!

Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.

Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?

Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?

Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?

Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.

Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.

Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?

Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.

Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.

Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...

Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.

Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.

Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.

Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!

Cảnh 4:

Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.

Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.

Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?

Lê: Dạ... môn Hóa

Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?

Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.

Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?

Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?

Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được

Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.

Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.

Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.

HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.

HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.

HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.

HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).

Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.

Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.

Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.

26 tháng 10 2016

cái này thì mk chịu

18 tháng 12 2016

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

j mà dai thế, có mạng ko đấy Nguyễn Đức Huy

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung. 
12 tháng 3 2020

bn ơi đoạn văn NGẮN (3->5 câu thui )

25 tháng 11 2016

Đề 1 :

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

25 tháng 11 2016

Đề 2 :

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.