K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

- Bài tùy bút nói về những thú ăn chới xa hoa của Thịnh Vương Trịnh Sâm: thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các cung, du ngoạn trên Tây Hồ và thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh

- Cách thức diễn tả của tác giả:

 • Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.

 • Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.

 • Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

⇒ Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.

 

20 tháng 2 2018

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh:

    + Xây đình đài, thú ngao du vô độ

    + Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

- Việc thu sản vật, thứ quý, việc bày vẽ trang trí trong phủ gây nhiều phiền nhiễu, tốn kém

- Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh, khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa

    + Tiếng chim kêu, vượn hót kêu râm ran khắp bốn bề, nửa đêm ồn ào như mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành

    + Tác giả cảm thấy “đó là triệu bất thường”: mang ý phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc xa hoa trên mồ hôi của nhân dân sẽ dẫn tới suy tàn

12 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D.

11 tháng 10 2016

- Cảnh vật trong phủ chúa là cảnh xa hoa, lộng lẫy, bóng bẩy, điểm xuyết bày đủ thứ.

- Đi kèm với cảnh xa hoa như thế thì cuộc sống trong phủ cũng rất bóng bẩy, chúa chơi đủ các loài “chân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian”. Đúng là cá trời Nam sang nhất là đây” (Lê Hữu Trác). Cuộc sống ấy vương giả, thâm nghiêm, đầy quyền uy nhưng “kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường“, báo trước sự suy vọng sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi, không lo nghĩ gì cho nhân dân.

- Con người trong phủ chúa đa dạng, nhưng phần lớn là những kẻ ăn chơi, hoang dâm vô độ, vô trách nhiệm thậm chí là vô lương tâm, không còn nhân tính. Chúng chỉ biết ăn cướp của dân để ních cho đầy túi, để thoả cái thú vui chơi đèn đuốc hay chơi chậu hoa cây cảnh của mình.

-> Từ đây có thể thấy rằng thời đại phong kiến Lê – Trịnh là thời đại thối nát, mục ruỗng. Vua và quan đều chỉ lo vui chơi, lo bày trò – những trò lố lăng, kịch cỡm và vô cùng tốn kém, quan thì nịnh hót, cướp của dân về dâng cho chúa ; chúa thì mải hưởng thụ cuộc sống xa hoa, phú quý. Còn “nhân dân” họ không chỉ chịu đói chịu khổ mà còn phải chịu ấm ức bởi bị bóc lột, bị ăn cướp trắng trơn tiền bạc và những đồ mà họ yêu quý, nâng niu. Triều đại ấy sụp đổ là một lẽ tự nhiên không thể tránh khỏi.


 

12 tháng 10 2016

tks p nha

16 tháng 11 2018

Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa: làm càn tác oai tác quái trong dân gian

    + Hoạn quan, quan lại tham lam, mượn tay nhà chúa để vơ vét của cải trong dân chúng

    + Chúng thấy ở đâu có chim tốt khướu hay, chậu hoa cây cảnh thì biên hai chữ “phụng thủ”

    + Thủ đoạn: vừa ăn cắp vừa la làng

    + Người dân bị cướp bóc, không thì phải tự tay hủy bỏ của quý của mình

→ Hiện trạng vô lí, bất công

- Chính gia đình tác giả cũng phải tự tay chặt cây lê, và hai cây lựu trắng quý hiếm tránh tai vạ

→ Đoạn văn được tác giả kể lại một cách một cách sinh động, chân thực. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm một cách kín đáo.

25 tháng 12 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm, khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm

“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh

2. Thân bài:

a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh

- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý

- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp → Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của

- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)

- Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém

- Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.

VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ “từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về” phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi

→ Ý nghĩa đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường” ⇒ Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường” -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.

b. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận

Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái → Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.

c. Tình cảnh của người dân

- Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ

* Nghệ thuật: Cảnh được miêu tả là cảnh thực (cảnh ở các khu vườn rộng...)

- Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ khi ông xem đó là “triệu bất tường”

- Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo.

3. Kết đoạn

- Suy nghĩ của bản thân về thực trạng của đất nước qua những ghi chép của tác giả.

- Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.

7 tháng 9 2019

Chọn đáp án: A.

9 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B.