K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2019

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

8 tháng 6 2018

- Trăng là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế, có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ. Để các thi nhân chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng.
- Bác của chúng ta cũng thế, cũng tìm đến trăng nhưng sự xuất hiện trăng trong thơ Bác rất khác lạ so với bao thi nhân khác.Các thi nhân xưa thưởng thức trăng ở những nơi thanh tịnh có rượu có hoa còn Bác thì ánh trăng xuất hiện trong hoàn cảnh nghiệt ngã: trong nhà tù và trong hoàn cảnh chiến đấu rất bộn bề. Trong những giờ phút vất vả với biết bao nhiêu công việc của đất nước hay những lúc trong nhà tù tăm tối Bác cũng không hờ hững với trăng. Trăng như người bạn chia sẻ những nhọc nhằn, giải tỏa bao nhiêu áp lực trong cuộc sống. 
- Chính vì thế mà nhà văn Hoài Thanh mới khẳng định " Thơ Bác đầy trăng


1. Hình tượng ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên 
Từ cổ chí kim, thiên nhiên luôn là niềm cảm hứng vô tận cho các thi nhân say sưa thưởng thức, vẫy bút đề thơ. Dường như ở bất cứ nhà thơ nào cũng có viết về thiên nhiên trong những tác phẩm của mình. Thơ thường hay “yêu cảnh thiên nhiên đẹp” với “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông,…”. Và trong thơ Bác cũng vậy, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và rất thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” sự bao la thăm thẳm của vũ trụ. Thiên nhiên trong thơ Bác chủ yếu được nói đến ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Một là khi người bị giam hãm trong tù ngục , cuộc sống có lúc như hoàn toàn tách rời thiên nhiên. Lúc này, một vầng trăng bầu bạn, tiếng oanh hót nhà bên, những tia nắng ban mai,..đều xiết bao ấm cúng và thân thiết với sinh hoạt và tình cảm của người tù. Hai là những bài thơ thiên nhiên được viết ra trong cảnh rừng Việt Bắc. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Người thật phong phú, trong sáng và nhiều màu sắc. Tuy phải dồn sức tập trung vào đấu tranh chính trị nhưng Người không hờ hững với cảnh thiên nhiên đẹp, hết sức hữu tình. 

Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác, mặc dù thiếu thốn đủ mọi điều kiện, thân thể lại bị gông cùm vậy mà người vẫn đến được với trăng. Làm sao có thể lãnh đạm, hờ hững được với vẻ đẹp của đêm trăng khi trong tù đầy bóng tối, con người bị mất tự do:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Một khung cảnh thiên nhiên giản dị mà chân thực. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được cái chất vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và dịu hiền của vầng trăng? Bác hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Yêu trăng là thế, Bác luôn hướng tới trăng với một tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung và tinh thần lạc quan yêu đời. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quý của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao lao, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là động cơ thúc đẩy người thêm “nỗi lo nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử - xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng với thời đại mới:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh đẹp ấy không cuốn hút Người trong cuộc thuần túy đi về phía thưởng ngoạn mà phần thưởng ngoạn nằm trong tình yêu đất nước, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn khơi dậy tình cảm yêu nước một cách tự nhiên và tha thiết. Thiên nhiên thật đẹp, thật nên thơ, man mác mà trang nghiêm cổ kính của khung cảnh và ánh trăng sáng: suối trong vừa họa sắc lại họa đàn, ngân lên như khúc nhạc trong không gian huyền ảo của ánh trăng. Thiên nhiên trong thơ Bác luôn sống động, có nhiều màu sắc tươi đẹp, bao quát hơn, vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Bác nổi bật lên tính hùng vĩ, trong sáng và nên thơ. Ánh sáng dát vàng lung linh của ánh trăng lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Trăng, cổ thụ và hoa hòa quyện với nhau hư hư thực thực, đã khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Thiên nhiên luôn là nơi Bác nương tựa tâm hồn, đồng hành cùng Bác, giúp Bác vượt lên tất cả hoàn cảnh. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên đã giúp người thêm sức mạnh giải phóng tinh thần, có ý chí vững bền. Dù trong kháng chiến vất vả nhưng Bác vẫn dành một khung trời riêng cho ánh trăng. Điều đó có thể thấy tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên rất tha thiết. Cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự ngiệp đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bấy nhiêu. Trong lòng Bác có thể có những lo toan ưu phiền, canh cánh một lòng nghĩ về đất nước, nhưng cảnh thiên nhiên trong thơ Bác thì lại không gợn một án mây đen. Nó luôn là một ánh sáng tuyệt vời, luôn hướng vào ánh sáng tương lai, luôn là một vầng trăng tuyệt đẹp. 

2.Ánh trăng là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Bác

Bác làm thơ không phải để trở thành thi sĩ:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm gì đây…”

Bác không thừa nhận mình là thi sĩ nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Thật sự Bác và trăng đã đến với nhau, hòa quyện vào nhau thành đôi bạn tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người tỏa sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và Người như hai người bạn cùng nhau vượt qua cái song sắt tàn bạo, hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Người ngắm trăng và trăng cũng ngắm người, ngắm là bởi hiểu nhau, tìm thấy ở nhau nhiều đồng cảm, những chuyện đồng điệu. Giường như hai luồn ánh sáng, hai luồn mắt của Bác và Trăng chiếu vào nhau, lan tỏa vào nhau, quyện lẫn vào nhau. Tưởng như có hai con người, hai vầng trăng tìm đến nhau, hiểu nhau nói với nhau, an ủi, động viên nhau, nhắc nhở nhau. Trăng là người bạn tri âm, tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ Bác. Ngay trong lúc công việc chiến đấu bề bộn, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Quả thật ánh trăng là chổ dựa tinh thần của Bác, dù ở trong ngục tối bị xiềng xích hay cuộc chiến bận rộn, vất vả, lo lắng cho đất nước, Bác vẫn dành thời gian để đến với trăng, để tâm tình, để chia sẻ, để giải tỏa bao tâm sự nhọc nhằn mà có thêm niềm tin, ung dung, sự lạc quan trong cuộc chiến:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

3.Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người cộng sản
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do

Khát vọng tự do là một biểu hiện xuyên suốt trong sự nghiệp và trong thơ Hồ Chí Minh. Nhưng, trong hoàn cảnh còn có tự do nhất định để chiến đấu, Hồ Chí Minh hướng khát vọng tự do của mình vào việc đấu tranh cho tự do của đồng bào mình, của những người cùng khổ ở khắp các châu lục. Và ngay khi mất tự do, Bác luôn nhu cầu cháy bỏng về tự do. Mất tự do về thân thể, Hồ chí minh lại tìm đến thiên nhiên để được tự do trong tâm hồn. Những bài thơ của Hồ Chí Minh phản ảnh trung thực và sâu sắc ý chí khát vọng tự do của một chiến sĩ cộng sản, không chỉ đòi tự do cho bản thân, tự do cho dân tộc mà còn là sự hiện diện của tự do, tự do trong nội tâm, trong tâm thức, trong mọi phương diện con người có thể có được. Yêu thích thiên nhiên, nhưng trong thơ, Người không say mê theo cách ngâm vịnh và thưởng ngoạn thuần túy. Thiên nhiên trong thơ Bác bộc lộ một tầm nhìn, một quan niệm triết lí và nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Không chỉ thể hiện tâm hồn bao la của Bác mà thiên nhiên đẹp trong thơ còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Một trong những hình ảnh thể hiện một cách đậm nét và kì lạ. Đó là hình ảnh vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn hình ảnh nào khác của thiên nhiên. Trong bóng tối Bác lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”

Có lẽ như khát vọng tự do bị dồn nén làm cho người tù bật dậy khát vọng tự do từ nội tâm. Trong cảnh tù đày, vầng trăng bầu bạn vốn gần gũi cũng trở thành ngăn cách . Đôi lúc lòng như quyến luyến theo ánh trăng mà bay đến nơi xa, nỗi khát khao tự do dâng cao:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mãnh trăng thu”

Trong hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, vầng trăng biểu hiện nỗi lòng, khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Chính hoàn cảnh thử thách khiến cho người tù Hồ Chí Minh sáng tạo ra những vần thơ thể hiện mạnh mẽ nhất ý chí tự do của con người “Những bài thơ Người viết trong tù chứa đầy ánh sáng dịu hiền và khát vọng tự do”(Blaga Đimitrôva). Bác luôn hướng về tự do cho tổ quốc, “mơ tưởng sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, phản ảnh tấm gương tiêu biểu của một chiến sĩ cộng sản luôn hướng vè quê hương, hướng về ánh sáng của tương lai dân tộc “chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Mặc dù mất tự do nhưng vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không chỉ khát vọng tự do cho bản thân mà Bác còn khát vọng muốn giải phóng cho nhân dân mình thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.

b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, một nhà thơ lớn. Những bài thơ Bác kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta, những câu thơ được kết tinh từ tinh thần lạc quan vô bờ bến của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở đâu, hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, vất vả như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn mang trạng thái ung dung, tự tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng. Sống trong nhà tù tăm tối, chật hẹp, tâm hồn người tù không quẩn quanh trong bốn bức tường giam mà hướng ra bên ngoài để tìm ánh sáng, tìm niềm tin, tìm nghị lực. Ánh trăng trong tù như một biểu tượng ánh sáng trong đêm tăm tối, ánh sáng của niềm tin vào tương lai.

“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”

Thái độ của người chiến sĩ luôn trực tiếp đón nhận những nỗi gian khổ trên con đường cách mạng. Với Hồ Chí Minh, sống trong cảnh khắc nghiệt, Người lại hướng về tương lại. Sống trong cảnh con người với con người không còn tính đồng loại, Hồ Chí Minh lại nghĩ đến thế giới người với người là bạn. Sống trong cảnh phải chứng kiến những hành động dã man, bỉ ổi, Người lại luôn nghĩ đến mặt tốt của con người…và có thể nói, chính nhờ thấy mặt thiện, mặt tốt, mặt tích cực, mặt lạc quan…của cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh mới đủ can đảm để sống và chiến đấu trong cảnh hầu như đơn độc, trong cảnh xa quê hương, xa đất nước, xa đồng bào của mình…Với Hồ Chí Minh, lạc quan là định hướng chủ đạo của cuộc sống, nếu không có lạc quan, không vì lạc quan thì có lẽ không mấy ai muốn sống hoặc sống cũng không có lí tưởng gì, sống cũng như chết. Vì thế, Người luôn luôn nhìn đời và nhìn theo hướng lạc quan, tích cực, nghĩa là luôn tìm thấy mặt tích cực của mỗi con người và hướng theo cách nghĩ và cách viết một cách tích cực. Có lẽ vì thế, ở trong tù, Hồ Chí Minh có thái độ ung dung khi nghĩ đến trăng, vẫn có thể thấy vẻ đẹp tuyệt vời của trăng. Hình như trăng và người hiểu nhau rất nhiều, trăng và người giao hòa với nhau, người ngắm trăng rồi trăng lại ngắm người. Giữa trăng và người như có sự cộng hưởng, tâm sự với nhau. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến sự biến đổi kì diệu: Tù nhân trở thành thi nhân. Tư thế của người thưởng trăng rất đẹp và hiếm có xưa nay. Tư thế ấy là phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, là tình yêu tự do, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ vĩ đại. Trong cảnh khổ ải, khó khăn, bận bịu, lo toan việc nước, Bác vẫn có phong thái ung dung, lạc quan:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Ánh trăng vừa tỏa rộng, lan xa, lại vừa như tụ lại trên con thuyền. Vẻ đẹp của vầng trăng được ghi lại đầy thơ mộng, hòa hợp với tấm lòng người ngắm trăng mang phong độ ung dung và nhàn tản khi đã nắm chắc trong tay phần thắng lợi.

4.Nói một chút đến nghệ thuật xây dựng hình tượng ánh trăng

-Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm được cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một giếng nước trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không vơi cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: “Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại…Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng.” Đó là những nét độc đáo trong bút pháp, trong cách viết của Bác là sự kết hợp nhuần nhị, thâm thúy cái đẹp của con người truyền thống và cái đẹp của con người thời hiện đại mới. Đó là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, là sự hòa hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả. Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: Hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa. 
- Nghệ thuật trong thơ giống như bao nhà thơ cổ. Song chất hiện đại vẫn hài hòa với chất truyền thống trong thơ Bác. Những vần thơ của Bác vẫn thể hiện tinh thần thời đại ở chỗ hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào con người, từ bóng tối hướng tới ánh sáng, tương lai. Cảm xúc trong thơ không ảo não, mệt mỏi, mà luôn tĩnh, lắng sâu, dần dần chuyển sang niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng.

Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên. Hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin, tinh thần dân chủ, cách chọn đề tài cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ, khi trữ tình khi thì châm biếm. Chính vì vậy mà những vần thơ Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là hiện đại

* Một điều nữa cần nhớ là thơ Bác hướng tới ánh trăng, tới thiên nhiên để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên , thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác. Còn trong thơ văn xưa, chủ yếu thi nhân hướng tới ánh trăng, tới thiên nhiên nhằm sống theo hướng " lánh đục tìm trong".Bạn có thể tự tìm dẫn chứng để so sánh , nâng cao nhé!

Có thể nói xuyên suốt trong thơ văn Bác là hình ảnh ánh trăng vận động, ánh trăng vận động cùng chiều dài lịch sử, cùng bao biến cố và cùng với tâm hồn Người. Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh thật đúng bởi sự hiện diện của ánh trăng làm thay đổi ngay cảnh - tình vũ trụ. Không gian, thời gian như có hồn hơn, nó ướp đầy thứ ánh sáng thơ mộng của tình người. Nó không chỉ là chứng nhân, nó còn là người bạn tri âm tri kỷ, để những nỗi lòng u uẩn tự bộc bạch. Nó khiến con người sống sâu hơn với nỗi cô đơn và thấm thía cảnh nhớ nhung, ly biệt. Không riêng nhà thơ nào Hồ Chí Minh cũng vậy, yêu trăng, hòa mình vào trăng để thư giản thông qua đó thể hiện lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khát khao tự do trong con người Bác. Yêu trăng ở Bác mặc dù có những nét cổ điển nhưng hết sức hiện đại. Sự kết hợp hài hòa cổ điển và hiện đại trong thơ. Đó là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác.Cảm ơn Bác đã đem đến cho những bạn đọc những vần thơ hay đến thế và bồi thêm tình yêu thiên nhiên và yêu ánh trăng ngày ngày chiếu sáng vốn đang dần bị ánh điện làm lu mờ.

 

15 tháng 7 2021
 

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Chao ôi, đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"! Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

 

Viết Tham Khảo nha bạn!

12 tháng 2 2019

e e bài 1 nếu đảo ngược lại thì .....☺️ ☺️ ☺️