K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Cho khổ thơ:Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.1, Bài thơ trích trong tập thơ nào? Tác giả là ai? 2, Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong khổ thơ 3, Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ và nêu tác dụng 4, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép.Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho khổ thơ:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

1, Bài thơ trích trong tập thơ nào? Tác giả là ai?

2, Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong khổ thơ

3, Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ và nêu tác dụng

4, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép.

Bài 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

...Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say...

( Cảnh rừng Việt Bắc - Hồ Chí Minh )

Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài nào đã học trong chương trình văn 8. Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thời gian sáng tác.

1
20 tháng 4 2021

1.Bài thơ được trích trong tập thơ"Nhật ký trong tù".Tác giả Hồ Chí Minh

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:Phiên âm:                                 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa                                Đối thử lương tiêu nại nhược hà?                               Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt                            Nguyệt tòng song khích khán thi giaDịch thơ:                             Trong tù không rượu cũng không hoa                                 Cảnh đẹp đêm nay, khó...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Phiên âm:

                                 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

                                Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

                               Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

                            Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Dịch thơ:

                             Trong tù không rượu cũng không hoa

                                 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

                                   Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                               Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh, bản dịch Nam Trân, Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 1: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

Câu 2 :Ba chữ "nại nhược hà" trong câu thơ thứ hai có nghĩa là gì? Ý nghĩa ấy giúp em hiểu được điều gì về tâm trạng của Bác qua hai câu thơ đầu?

Câu 3 :Trong hai câu thơ đầu, tác giả nêu lên tình cảnh khó xử mà mình đang lâm vào. Đó là tình cảnh nào? Đứng trước tình cảnh ấy, thái độ và cảm xúc của nhà thơ ra sao?

Câu 4 :Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua bài thơ trên.

1
1 tháng 3 2022

Câu 1:

==> Bác Hồ ngắm trăng khi đang bị cùm trói trong nhà ngục tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bác ngắm trăng qua song sắt cửa ngục.

Câu 2:

- Ba chữ "nại nhược hà" là "biết làm thế nào?".

==>Ý nghĩa của 3 từ "nại nhược hà" cho thấy tâm trạng khó hững hờ của Người trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đây ta thấy được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung của Người.

Câu 3:

-==>Tình cảnh khó xử: trăng đẹp, thiên nhiên thơ mộng gọi mời, thi hứng dâng tràn, lòng người thiết tha nhưng Bác lại đang bị nhốt trong nhà giam. Chẳng rượu, chẳng hoa để thưởng nguyệt. Thân thể cũng không được tự do.
==> Thái độ cảm xúc của nhà thơ: cảm thấy khó xử. Như một chủ nhà hiếu khách, trăng ghé thăm mà Bác chẳng có gì tiếp đón, trăng đẹp mà chẳng thể thoải mái, đủ đầy mà thưởng trăng. Câu hỏi tu từ trong câu thơ thứ hai diễn tả cái băn khoăn, khó xử đầy chất nghệ sĩ đó của Bác.

Câu 4:

 Có thể tham khảo theo các ý sau:
* Khái quát hoàn cảnh của Bác trong bài thơ: bị giam cầm trong cảnh tù ngục, thiếu thốn về vật chất và tinh thần,…
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
+ Tình yêu thiên nhiên: yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim Bác, bởi Bác là nhà thơ, là người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo cái đẹp. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến Bác băn khoăn, bối rối.
+ Trước vẻ đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc biệt với trăng.
- Tâm hồn nghệ sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy bỏng.
+ Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của nơi lao tù, Bác không hề bi quan, ngược lại vẫn thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng.
+ Song sắt nhà tù không giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của Bác, Bác đã vượt ngục tinh thần bằng thơ.
=> Chất thép bản lĩnh người chiến sĩ trong Bác. Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ.

1 tháng 3 2022

thanks

4 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn của con người...)

TB:

Bàn luận: 

Nêu khái niệm thiên nhiên là gì? Tâm hồn con người là gì?

Lí giải vì sao thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn con người:

+ Vì thiên nhiên giúp ta vượt qua những điều thiếu thốn, khó khăn, những ''bức vách'' ngăn cách trong tâm hồn con người

+ Là liều thuốc giúp tinh thần con người thư thái

+ Là người bạn, người đồng chí của con người

...

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Tinh thần yêu thiên nhiên vượt qua nghịch cảnh của người chiến sĩ và chủ tịch HCM...

Cách để thiên nhiên gần hơn với tâm hồn con người:

+ Cảm nhận thiên nhiên một cách chân thật nhất

+ Yêu những điều thuộc về thiên nhiên

+ Bảo vệ thiên nhiên

...

Tình cảm của em đối với thiên nhiên?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

4 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tâm hồn của con người...)

TB:

Bàn luận: 

Nêu khái niệm thiên nhiên là gì? Tâm hồn con người là gì?

Lí giải vì sao thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn con người:

+ Vì thiên nhiên giúp ta vượt qua những điều thiếu thốn, khó khăn, những ''bức vách'' ngăn cách trong tâm hồn con người

+ Là liều thuốc giúp tinh thần con người thư thái

+ Là người bạn, người đồng chí của con người

...

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Tinh thần yêu thiên nhiên vượt qua nghịch cảnh của người chiến sĩ và chủ tịch HCM...

Cách để thiên nhiên gần hơn với tâm hồn con người:

+ Cảm nhận thiên nhiên một cách chân thật nhất

+ Yêu những điều thuộc về thiên nhiên

+ Bảo vệ thiên nhiên

...

Tình cảm của em đối với thiên nhiên?

KB: Khẳng định lại vấn đề

5 tháng 3 2023

dạ em cảm ơn chị ạngaingung

Mà chị lớp mấy vậy

19 tháng 3 2021

Tham khảo:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia."

Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

19 tháng 3 2021

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bản dịch thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.

 

7 tháng 4 2022

Tham khảo:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Ít ai thưởng trăng trong tư thế kì lạ này. Đọc kĩ nguyên tác chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của người, trăng và cái song sắt nhà tù: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Nhân - nguyệt, rồi nguyệt - thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn ở giữa. Trong mối tương giao tri kỉ tri âm của con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo nhưng bất lực. Chú ý: ở đầu câu, Bác dùng nhân tức người, người tù, để chỉ chủ thể, nhưng cuối câu thơ dưới, chủ thể lại là thi gia. Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng, người tù đã thành nhà thơ. Bác đã hoàn thành cuộc vượt ngục bằng hành động ngắm trăng, thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao! Ngắm trăng nhưng lại phát hiện ra vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp, trăng trong, lại buồn cho cõi đời cát bụi trầm luân. Lý Bạch nghĩ ngợi: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Tản Đà ngao ngán nói với chị Hằng: Trần thế nay em chán nữa rồi! Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm mê say cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Với Bác, người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm người, vẻ đẹp con người cũng đủ sức làm say vầng trăng. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà còn là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Rõ ràng, đã có một cuộc vượt ngục thần kì. Hành động ngắm trăng chính là hành động vượt ngục. Làm thơ quả là một hình thức vượt ngục độc đáo ngay cả khi cách thức ấy mang tính chất ảo tưởng.

Nghệ thuật đối --> Nhân hoá --> sự giao hoà giữa ng với thiên nhiên

---> Tình cảm song phương mãnh liệt 

--->  sức mạnh tinh thần diệu kì của người chiến sĩ, thi sĩ 

24 tháng 2 2022

Chao ôi, dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất ấy, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác!

6 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D

19 tháng 3 2021

Mk chọn d