K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe. - Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa). - Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”. - Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của.

Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý. - Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”. - Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”. - Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế. - Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ. - Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc. - Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên. Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ tr 128

6 tháng 11 2017

tóm tắt bài : Cây bút thần .Ngữ Văn 6 giúp mik nha

1 tháng 8 2017

Bài làm : Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp sáu. Ở ngôi trường mới, mái nhà mới, tôi đã có nhiều thầy cô, bạn bè, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường trung học cơ sở Triệu Đề.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo một mớ cảm xúc lẫn lộn: "Trường ở đây thế nào?", "Bạn bè mới của tôi ra sao?", "Thầy cô có hiểu tôi không?" ... Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: "Welcome to class 6A" được cắt bằng giấy màu.

Rồi, một, hai bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Bảo Anh . Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô... Và Thiên Khôi – bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc... Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Quân , một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Quân bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Quân đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi – cô Trần Minh , mọi người quen gọi cô là "cô Minh cao thủ"! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hà dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lí và thầy Hải dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A này, tôi phải vượt qua một kì thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kì ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: " Triệu Đề trường em"...

Chúc bạn học tốt haha

1 tháng 8 2017

Nên sửa Triệu Đề thành Nghi Văn thì đúng hơn đó !!!vui

2 tháng 4 2018

Mình không chép mạng nên không hay lắm! Bạn xem rồi tự sửa chữa lại theo ý bạn một chút nhé =)))

Thể thơ: 5 chữ

Tựa đề: Làng tôi

Làng tôi, làng tôi yêu.....

undefined

Cây cối xanh rợp bóng

Ngọn núi vẫn còn đó

Sừng sững...bao tháng ngày.

Tiếng trẻ con ríu rít.

Vui đùa thật ngây thơ.

Cảnh vật như nên thơ

Thơ gì mà lắm thế !!!

Bị cô cho điểm tám

Thôi thì công cóc rồi

Đừng chép vào làm gì!

Chép vào bị bị óc...!!!

P/ss: Cái khúc "Bị cô cho điểm tám ... .. bị óc!!! " là mình chế thêm bạn không cần ghi nha

2 tháng 4 2018

Tên bài :Màu xanh 4 phương trời

Một màu xanh bao la

Trải dài cả nương lúa

Lúa thơm mùi sữa mẹ

Còn nặng trĩu trên cành .

Một màu xanh biêng biếc

Trải đầy cả đại dương

Điểm màu từng con cá

Tung tăng hoài đi chơi

Một màu xanh mênh mông

Trải tít tắp chân trời

Thả con diều màu sắc

Vào bầu trời cánh chim

Ơi màu xanh biêng biếc

Ơi màu xanh hòa bình

Tôi yêu màu xanh lắm

Màu xanh bốn phương trời.

1 tháng 8 2018

gia đình em tối thứ bảy nào cũng rất là vui

hết

1 tháng 8 2018

Bố em ngồi đọc báo trong phòng khách. Vừa đọc, bố vừa nhâm nhi ngụm chè nóng. Bố em có thói quen đọc báo vào buổi tối. Loại báo mà bố thích nhất là báo An ninh Thủ đô. Mỗi khi có mực cười vui, bố lại đọc to lên cho cả nhà cùng nghe. Em biết bố không đọc báo như chúng em đâu, bố không bỏ sót một chi tiết nào trong báo. Bà em ngồi xem vô tuyến. Đến phần thời sự có giới thiệu về cảnh đồng bào sông Cửu Long đang bị lũ lụt, bà chép miệng, đau xót, còn cả nhà chăm chú nhìn lên ti vi, xúc động khôn cùng... Trong khi bà em ngồi xem vô tuyến thì mẹ em ngồi đan áo. Đôi tay mẹ đan nhanh thoăn thoắt. Em chỉ nghe thấy tiếng hai chiếc kim đan va vào nhau “cách, cách”. Vì hôm nay là thứ bảy, nên em không phải học bài. Bố bảo: "Con nghỉ ngơi đi, ngày mai học cũng được”. Em đi lấy chiếc nhíp, nhổ tóc sâu cho mẹ. Tóc mẹ đã lốm đốm sợi bạc. Nhìn mẹ, em càng thấy thương mẹ hơn. Mẹ phải làm việc vất vả để cho hai chị em chúng con ăn học. Em chỉ ước sao tóc mẹ mãi màu xanh. Bé Nguyên đang ngồi trên lòng bố, khi thấy em được mẹ khen: “Con gái mẹ nhổ khéo quá” bé lại chạy ra vớ lấy tóc mẹ. Khi có chiếc tóc sâu, hai chị em tranh nhau nhổ. Những lúc ấy mẹ em lại nói: “Chị lớn phải nhường em, em bé phải nghe lời chị”. Đồng hồ điểm 20 giờ rười rồi, nồi khoai vừa chín. Mọi người vui vẻ nói chuyện đầm ấm. Bé Nguyên khoe “Mẹ ơi, hôm nay con được hai điểm mười đấy mẹ ạ”. Mẹ khen “Con mẹ giỏi quá, thế còn chị thì sao?”. Em nói: “Con được điểm chín môn Vật lí mẹ ạ”. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo.
 
Bây giờ là 21 giờ rồi, em mắc màn đi ngủ. Nằm trên giường ấm, em vẫn tưởng như buổi sum họp gia đình đang diễn ra. Em mong sao gia đình em sẽ có những buổi sum họp vui hơn hôm nay.

17 tháng 6 2020

Cho mình ý thì ghi cụ thể nhé!

7 tháng 2 2018

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

7 tháng 2 2018

Trong câu chuyện , bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh em rất ấn tượng với nhân vật Kiều Phương. Cô nghịch ngợm nên được anh trai gọi với cái tên  là mèo . Tuy vậy cô không giận mà vẫn vui vẻ hồn nhiên như con chim non hót líu lô .Mèo rất thích chế màu vẽ và cái mặt luôn bị bôi bẩn bởi bút vẽ . Cô có một tấm lòng bao dung , rộng lượng . Dù anh trai ghét mình , so bì nhưng cô vẫn vẽ anh mình đẹp thơ mộng , vẽ bằng cả trái tim , tâm hồn . Khi đi về thấy anh mình lạnh nhạt mà cô bé vẫn hồn nhiên mời anh mình đi nhận giải . Sau khi nhìn thấy bức tranh, người anh vô cùng ngạc nhiên , xấu hổ . Bức tranh giúp  ng anh nhận ra sai lầm , trở thành ng anh tốt như trong tranh ,nhận ra rằng bức tranh đã đc em mình vẽ bằng cả tấm lòng . Em càng thấy khâm phục Kiều Phương hơn với tâm hồn của một đứa trẻ con.

7 tháng 2 2018

Qua văn bản Bài học đường đời đầu tiên em thấy Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn. Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi. Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng, xốc nổi và ngông cuồng.

Bài này không hay lắm, bạn lấy tạm nha, cho mình với!

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.