Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, - Tuyệt (dứt, không còn gì): tuyệt chủng ( không còn chủng loại, giống loài), tuyệt giao ( không ngoại giao), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn ăn)…
- Tuyệt (cực kì, nhất): tuyệt mật (cực kì bí mật), tuyệt tác (tác phẩm đẹp nhất), tuyệt trần (nhất trên đời), tuyệt phẩm (sản phẩm tuyệt vời),…
Tham khảo !
Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.
- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".
- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.
- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này.
a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.
b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:
- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.
- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)
- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.
c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:
- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.
- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.
=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.
Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.
Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh
Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này
Chọn đáp án: B