K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài long , chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.

“ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
​Cuộc đời cánh mạng thật là sang”

Nhưng vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. “Thú lâm tuyền” của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.

10 tháng 1 2018

Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pắc Bó, Cao Bằng.. Giây phút thiêng liêng và cảm động ấy đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại:

“Ôi sáng xuân nay. Xuân 41 Trắng bừng Biên Giới nở hoa mơ Bác về… Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lan, vui ngẩn ngơ…”.

(“Theo chân Bác”)

Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sần sàng;

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang ”

Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.

Câu thơ mở đầu gợi lên cuộc sống hoạt động bí mật của nhà thơ vào những ngày đầu mới về nước đang “nhóm lửa”. Hai vế tiểu đối đầy ấn tượng:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”.

Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là “sáng” và “tối” không gian là “suối” và “hang”. Hành động là “ra” và “vào”. Mọi hoạt động đã trở thành nền nếp. từ sáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào, khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pắc Bó: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Quy luật vận động ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan.

Câu thơ thứ hai, ba chữ “vẫn sẵn sàng” có hai cách hiểu khác nhau rất lí thú. Sống và hoạt động bí mật nơi suối rừng hang động chỉ có cháo bẹ rau măng nhưng sẵn có, đủ dùng ờ nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Sau này, ý tưởng “giàu có hào phóng” ấy, được Người nhắc lại trong bài “Cánh rừng Việt Bắc” đầu xuân 1947:

“Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, cliê tươi mặc sức say…

“vẫn sẵn sàng”, “thu hồ dạo”, “mặc sức say”,… là những cách nói “xa trông”. hóm hỉnh và yêu đời.

Cách hiểu thứ hai: Mặc dù thiếu thốn khó khăn, phải ăn cháo bẹ rau măng, nhưng tinh thần cách mạng vẫn hăng say, vẫn nhiệt tình. gian khổ biết bao, nhưng với tinh thần “vần sẵn sàng”, Người vẫn bền bỉ sáng niềm tin “nhóm lửa”:

“Ai hay ngọn lửa trong hang núi

Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau !”

(“Theo chân Bác”)

Khác với người xưa “công thành, thân thoái”, mai danh ẩn tích chốn lâm tuyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”.

Đất nước cần, Bác viết “Đường cách mệnh”. Phong trào và cán bộ cán, Người “dịch sử Đảng”. Hình ảnh “bàn đá chông chênh” không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thắng lợi của cách mạng.

Câu cuối bài thơ đọc lên nghe rất thú vị. Một câu cảm thán vang xa: “‘Cuộc đời cách mạng thật là sang ! ”

“Sang” nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. Chỉ có “cháo bẹ rau măng”, chỉ có “bàn đá chông chênh” mà vẫn sang. Sang vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. Sang vì lí tưởng, vì đời sống tâm hồn phong phú, vì ung dung tự tại. Nhà thơ Tố Hữu đã có vần thơ rất hay nói về cái sang của Bác Hồ kính yêu:

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng,

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

(“Bác ơi”)

“Tức cảnh Pắc Bó” là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc. đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xứ của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pắc Bó đã vượt qua một hành trình 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử vể những ngày tháng gian khổ cùa cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về một lí tưởng cao đẹp.

18 tháng 8 2018

vẻ đệp thanh cao là:

người nhắm trăng cao ngoài cửa sổ   rất giản dị

9 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Việc học và có được những hiểu biết luôn là điều mỗi người luôn luôn cố gắng và phấn đấu có được. Nhưng kiến thức của nhân loại luôn rộng lớn biết bao nhiêu, mỗi người chỉ là một giọt nước của đại dương mênh mông đó thôi. Chính vì thế phải luôn luôn cố gắng tích lũy kiến thức để có thể học hỏi thật tốt. Chính vì lượng kiến thức nhân loại lớn như vậy nên có một câu nói rất hay đó là “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

Đầu tiên ta như phải hiểu được ý nghĩa của câu đó là gì. Ta như biết được rằng chính từ “xấu hổ” ở đây như muốn nói đó chính là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, và có cả sự e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác. Khi mình kém cỏi hơn người khác về một lĩnh vực cụ thể nhưng không có nghĩa là mình kém cỏi về nhiều lĩnh vực. Vốn tri thức của nhân loại thật rộng lớn biết bao nhiêu, cho nên mỗi người hãy học tập và tự trau dồi những kiến thức cho chính bản thân của mình.

Nói tóm lại ta như thấy được cả nghĩa cả câu ngạn ngữ trên dường như cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa sự “không biết” và "không học”. Quan trọng hơn câu tục ngữ đường như cũng đã đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.

   PlayvolumeTruvid00:37AdX

Thông qua câu tục ngữ ta như thấy được những thắc mắc nhất định, đó chính là tại sao lại nói được rằng “Đừng xấu hổ khi không biết”? Ta dường như cũng thấy được tri thức của nhân loại là vô hạn, thực sự mà nói ta như biết được rằng chính khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Thực sự trên trái đất này không ai có thể biết được mọi thứ, và ta cũng nên biết được không ai tự nhiên mà biết được. Con người chúng ta không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

Còn ý thứ hai trong câu tục ngữ đó chính là tại sao nói được rằng “chỉ xấu hổ khi không học”? Quả thật ta như thấy được cũng chính vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức. Ta dường như cũng đã thấy được rằng cũng chính trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Ta dường như thấy được nếu như ta mà không học thể hiện sự lười nhác về lao động. Bản thân của chính chúng ta dường như cũng lại bị thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và quan trọng hơn nữa ta như thấy được chính xã hội. Thực sự ta như biết được rằng chính việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như câu tục ngữ các bậc tiền nhân xưa kia như cũng đã khuyên đó chính là “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn lao và thật to lớn biết bao nhiêu như “kinh bang tế thế”. Và ta dường như cũng đã thấy được ta càng đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đồng thời ta như biết được rằng chính sự phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, và hơn hết đó cũng chính là phải được hoàn hảo hơn.

Qua câu nói ta như thấy được nó như phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu” dốt đi. Nếu như chúng ta không dám nhìn nhận ra những sự thiếu hụt của mình thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được. Thực sự để mà nói thì mỗi con người dường như mà lại muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, cũng như phải thật là phong phú. Việc chúng ta học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, và học ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Việc học ta dường như phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, ta dường như thấy được nếu như có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn nhất. Chúng ta không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để có thể mà từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Việc học luôn vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ mà thôi. Vì kiến thức nhân loại nhiều như vậy. Thì nếu như muốn sống trong xã hội hiện đại, bạn muốn hòa nhập bạn phải có kiến thức. Qua câu nói trên ta như thấy được đó cũng chính là những định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi với chúng ta.



 
18 tháng 4 2018

a ) 7 câu thơ tiếp : 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy,nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn
b ) 2 hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên :
+ Mặt trăng ( mặt tròn trĩnh như trăng rằm )
+ Hoa  ( cười tươi như hoa)
+ Ngọc ( giọng nói trong như ngoc)

2 tháng 1 2019

Pạn tham khảo nha!!!

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Chu Quang Tiềm(1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.

2. Tác phẩm:

* Xuất xứ:

- Văn bản là quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ của tác giả.

- In trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.

* Thể loại: Nghị luận

* Phương thức biểu đạt: Nghị luận

* Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.

* Hệ thống luận điểm:

+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

+ Luận điểm 3: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

a, Tầm quan trọng:

- Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm ra, tích lũy qua từng thời đại.

- Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.

- Những cuốn sách có giá trị được coi là cột mốc trên con đường phát triển học tập nhân loại.

b, Ý nghĩa:

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

- Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

=> Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.Dù văn hóa nghe, nhìn và thực tế cuộc sống hiện nay đang là những con đường học vấn khác nhau nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.

2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:

- Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.

=> Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.

b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích:

- Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt ( so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. )

\(\Rightarrow\)Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

a, Cách chọn sách:

- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.

- Đọc nhiều không thể coi là vinh sự, nếu nhiều mà rối.

- Đọc ít không thể coi là xấu hổ, nếu ít mà kỹ.

- Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.

- Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

- Chọn sách nên hướng vào hai loại:

+ Kiến thức phổ thông

+ Kiến thức chuyên sâu.

b, Phương pháp đọc sách:

- Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.

- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

- Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

- Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

- Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.

=> Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của”… Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém…

Chúc pạn hok tốt!!!

2 tháng 1 2019

Sua lai : Ban ve doc sach.

28 tháng 3 2020

daubanoi! Khodocqua =))))

28 tháng 3 2020

may ko nhan dau dc

6 tháng 12 2018

Bài 1 : Khổ thơ cuối của" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" :
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Nghệ thuật :
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: không
- Hoán dụ: trái tim
.Tác dụng: dù bom đạn của chiến tranh đã làm cho những chiếc xe biến dạng nhưng các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vẫn vững tay lái vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bài 2 : Khổ thơ đầu bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
*Nghệ thuật :
-Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.
- Từ " lại" ở câu thứ 3 mang hàm nghũa nhấn mạnh rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
- Câu thơ cuối : Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm.

6 tháng 12 2018

Bài 1:
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ."
- Đoạn kết của bài thơ cho thấy chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau .
-Càng gần thắng lợi càng nhiều gian lao. đấy là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu trên những chiếc xe vận tải quân sự : không kính , không mui , không đèn , thùng xe xước . Đó là những khó khăn trong cuộc chiến đấu của người lính , là sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù nhưng các anh vẫn cầm chắc tay lái để tiến vào miền Nam an toàn . Điệp từ " không " được nhắc lại 3 lần cùng phép liệt kê đã nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt , nhiệm vụ của các anh ngày càng khó khăn hơn.

- Từ " vẫn " là từ khẳng định nhiệm vụ của các anh là trên hết, không có khó khăn , gian khổ nào ngăn cả được bước chân các anh , không kẻ thù nào cản trở xe ta đi vì người lính vẫn nêu cao ý chí , quyết tâm chiến đấu .
- Cách kết thúc bài thơ bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện : mặc cho bom rơi , đạn nổ , mực cho gió mưa quất vào buồng lái , mặc cho muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm nhưng chiếc xe vẫn chạy : " chỉ cần trong xe có 1 trái tim "
+) Một trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ - chỉ người lính lái xe Trường Sơn
+) Một trái tim cũng được hiểu theo nghĩa hoán dụ- nghĩa là trái tim yêu nước, ý chí quyết tâm không lùi bước trước kẻ thù , trước mọi khó khăn gian khổ. Người lính lái xe vẫn tiến lên phía trước vì miền Nam ruột thịt. Đó là trái tim yêu nước mang lí tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh " trái tim " hội tụ đầy đủ phong cách của người lính lái xe có trái tim nồng cháy- 1 lẽ sống đẹp và thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang , trái tim sục sôi ý chí quyết tâm , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà thơ đã tô đậm cái không để làm nổi bật cái có , góp phần khắc họa rõ chân lí thời đại : bom đạn chiến tranh có thể làm méo mó , hủy hoại giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gãy những tinh thần cao đẹp.

- Đoạn thơ còn thể hiện sự tương phản đối lập giữa hình ảnh những chiếc xe tàn tạ và ý chí quyết tâm của người lính.

Bài 2:

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

ND: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi hoàng hôn xuống và cảnh người dân làng chài bắt đầu hành trình một ngày lao động mới
* Khung cảnh hoàng hôn trên biển đẹp , độc đáo , hùng vĩ và đầy sức sống
- Với đôi mắt quan sát tinh xảo , trí tưởng tượng phong phú , trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện , Huy Cận đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh về cảnh hoàng hôn xuống thật huyền ảo và nên thơ :

" Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sạp cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồn cùng gió khơi . "

- Biển khơi vốn dữ dằng, bí ẩn nay lại trở thành không gian đầy bao dung ,ấm áp , thân thuộc như ngôi nhà cung để đón đợi con người .
- Cảnh mặt trời mọc và đêm xuống trên biển không hề nặng nề tối tăm mà gợi cảm giác gần gũi ấm cúng vì tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng trong hai câu thơ đầu vừa thực lại vừa mới mẻ , thú vị :
+) Mặt trời lúc hoàng hôn đang từ từ lặn xuống biển , bớt đi cái nắng chói chang , mặt trời như hòn lửa khổng lồ đủ cho ngôi nhà vũ trụ không rơi vào sự lạnh lẽo . Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi cả đất trời đã về đêm yên tĩnh và lặng lẽ .
+) Qua biện pháp ẩn dụ liên tưởng , cùng với nghệ thuật nhân hóa :" sóng cài then " , " đêm sập cửa ". Những lượn sóng dài như những chiếc then cài đang cài then cửa , đêm tối bao trùm trời đất như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại , vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà bà mẹ tạo hóa đã ban tặng cho con người
=> Bằng trí tưởng tượng phong phú , tác giả đã đưa thiên nhiên vũ trụ về gần với con người , vũ trụ bao la trở nên gần gũi với con người , biển cả kì vĩ tráng lệ như thần thoại
* Cảnh người dân lao động
- Hoàng hôn xuống có sự đối lập giữa vũ trụ với con người : đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi yên tĩnh thì người dân làng chài Quảng Ninh lại bước vào một ngày lao động mới

+) Chữ " lại " cho thấy đây là công việc hằng đem của đoàn thuyền , công việc diễn ra thường xuyên liên tục , mặt khác chưa " lại " thể hiện sự đối lập : " đêm xuống vũ trụ đi vào thế nghỉ ngơi còn con người bắt đầu một hành trình lao động mới . "
+) Công việc của họ đã trờ thành quy luật , vậy mà họ không nhàm chán, ngược lại họ vui vẻ , hân hoan , hào hứng :" câu hát căng thuyền cùng gió khơi " . Tác giả tạo nên 1 hình ảnh thơ khỏe mà lạ , có sự gắn kết 3 sự vật hiện tượng : cánh buồm , gió khơi và câu hát của người đánh cá .
- Câu hát là niềm vui , sự phấn trấn của người lao động . Câu hát như có sức mạnh vô hình để cùng ngọn gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền lướt nhanh ra khơi, đã thể hiện khí thế của người dân đánh cá mạnh mẽ , lạc quan , yêu đời ,yêu lao động , tiếng hát của những con người làm chủ thiên nhiên tươi đẹp.
- Ta liên tưởng đến trong câu thơ của Tế Hanh cũng nói đến khí thế hăng say của người dân lao động trong khi đánh cá:
" Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió "
- NT : Với giọng thơ náo nức, các phép tu từ so sánh, nhân hóa , ẩn dụ liên tưởng , hình ảnh thơ lãng mạn đã tập trung thể hiện tâm trạng hân hoan của người dân ra khơi đánh cá.




18 tháng 3 2019

Tham khảo:

1. Mở bài:

Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài

Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.

- Biểu hiện:

  • Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.

- Nguyên nhân:

  • Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật
  • Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
  • Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
  • Do học đòi bắt chiếc, đua đòi với bạn bè
  • Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái

- Tác hại:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  • Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.
  • Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
  • Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
  • Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chiếc hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.

- Biện pháp

  • Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
  • Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.
  • Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
  • Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.
  • Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

3. Kết bài:

  • Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

18 tháng 3 2019
I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận (có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp)

+ Giới thiệu trực tiếp: Trực tiếp khẳng định về tác hại của ma túy đối với con người.

+ Giới thiệu gián tiếp: Đi từ thực tế cuộc sống hiện nay, sự gia tăng của nhiều tệ nạn xã hội, sử dụng ma túy là một trong những tệ nạn ấy.

- Thái độ của bản thân về vấn đề đó: Phản đối, lên án, phê phán.

II. Thân bài

a. Ma túy là gì?

- Ma túy là tên gọi chung của những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện cho con người.

- Chất ma túy có sẵn trong tự nhiên ở một số thực vật như cây anh túc, nha phiến,...một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây cần sa ở một số tỉnh biên giới phía Nam, cây coca ở Nam Mỹ,..Ma túy cũng có được tổng hợp thành từ những chất heroin, morphin, amphetamine,...

- Ma túy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như ma túy đá, viên giấy, nước, tép,.. và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít,...

- Ma túy có khả năng gây nghiện lớn khiến người dính vào không thể cưỡng lại được, bị phụ thuộc vào, chịu sự chi phối bởi nó.

b. Thực trạng của việc sử dụng ma túy

- Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng sử dụng ma túy khá phổ biến với số lượng lên tới hành trăm nghìn người.

- Đối tượng sử dụng ma túy trải dài trên khắp cả nước có cả người lớn tuổi, người trung niên và đặc biệt rất nhiều thanh niên trẻ tuổi – thế hệ tương lai của đất nước cũng sa vào tệ nạn ma túy.

- Phạm vi: Ma túy đã len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của con người, từ người lao động, người công nhân cho đến cả người trí thức. Đáng sợ hơn cả, ma túy còn xuất hiện trong cả môi trường học đường khi không ít các bạn học sinh, sinh viên bị lôi kéo dụ dỗ sử dụng ma túy.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phát triển của xã hội kéo theo những hệ quả đang tiếc, khi con người đầy đủ về vật chất họ sẽ tìm đến những thú vui tinh thần để chăm sóc khoái cảm. Mặt khác, xã hội phát triển, những áp lực về việc làm, nhà ở cũng gia tăng, vì không có việc làm ổn định nên hộ cũng dễ đi đến con đường tệ nạn xã hội mà cụ thể là ma túy.

+ Thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình, nhà trường, xã hội

+ Sự dụ dỗ của những đối tượng xấu.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự buông thả đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ của của bản thân

+ Sự tò mò, thiếu hiểu biết của một số bộ phận giới trẻ

+ Không có lập trường vững vàng, dễ bị sa ngã, dụ dỗ

d. Hậu quả của việc sử dụng ma túy

- Trước hết, ma túy có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, gây ra những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, phá hủy nội tạng, các cơ quan trên cơ thể.

- Ảnh hưởng tới tinh thần, luôn đẩy con người vào trạng thái u mê, thiếu tỉnh táo, mất tập trung. Hình ảnh của những thanh niên vật vờ trong hẻm vắng, bãi tha ma thật sự là nỗi sm ảnh kinh hoàng.

- Ảnh hưởng đến kinh tế khi con người hoàn toàn bị phụ thuộc vào ma túy. Khi ấy họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội

- Làm suy thoái về đạo đức, lối sống của con người, là nguyên nhân dẫn đến trộm cắp, cướp của, giết người, gây rối nơi công cộng. Những vụ thảm sát, vụ cướp của giết người diễn ra gần đây cũng đều ít nhiều có căn nguyên từ ma túy.

- Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của đại dịch HIV của thế giới.

- Người bị nghiện ma túy sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, tự đánh mất đi tương lai của chính bản thân mình.

e. Biện pháp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục rộng rãi đối với toàn dân trong việc nhìn nhận về những tác hại ghê gớm của ma túy để có thái độ dán cách với nó.

- Quan tâm đầu tư tới các cơ sở cai nghiện, những đối tượng bị nghiện ma túy để những người lầm đường có thể trở về với cuộc sống.

- Nhà nước có biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo để tranh sa vào những tệ nạn xã hội.

- Đặc biệt, cần quan tâm đối với thể hệ trẻ tương lai, có sự chung tay phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con em.

- Lên án, dẹp bỏ những hành vi tiếp tay cho tệ nạn ma túy.

- Mỗi cá nhân cũng cần tự ý thức được hành vi của mình, thường xuyên trau dồi tri thức và đạo đức.

f. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực trau dồi học hỏi, có sự hiểu biết về tác hại của ma túy cũng như tệ nạn xã hội để phòng ngừa và tránh xa chúng.

- Tuyên truyền tới bạn bè, người thân tác hại ghê gớm của ma túy.

III. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

- Đưa ra lời khuyên và lời kêu gọi