K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2020

Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:

- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

21 tháng 12 2020

* Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:

- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

- Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.

- Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

19 tháng 9 2017

- Cuối tháng 10 - 1946, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp trở về, nhất là sau vụ thực dân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng và Lạng Sơn (20 -11 -1946), công việc chuẩn bị cho kháng chiến ở Hà Nội được đẩy mạnh. Đợt tổng di chuyển bắt đầu nhằm đưa máy móc, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến nơi an toàn.

- Đồng thời với việc di chuyển, ta tiến hành “tiêu thổ kháng chiến”, vận động, tổ chức nhân dân tản cư, nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến. 

Sau khi việc di chuyển đã hoàn thành, Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.

- Về chính trị, Chính phủ quyết định chia nước ta thành 12 khu hành chính và quân sự.

- Về quân sự, mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích, rồi bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực. Vũ khí vừa tự tạo, vừa lấy của địch để tự trang bị.

- Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực, theo khẩu hiệu “Thực túc binh cường", “Ăn no đánh thắng”. Nhà Tiếp tế được thành lập, làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối, vải bảo đảm nhu cầu về ăn mặc cho lực lượng vũ trang và nhân dân ở hậu phương.

- Về giáo dục, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển.

24 tháng 11 2021

C

5 tháng 1 2021
* Chứng minh:- Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới.- Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD).- Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) - Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %.- Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước.- Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản.* Nguyên nhân:

- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trong tiết kiệm

* Bài học:

 

- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp

- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập

- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển

30 tháng 6 2018

Đáp án B

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới

24 tháng 3 2017

Đáp án B

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới

1 tháng 3 2022

C

1 tháng 3 2022

C

14 tháng 4 2017

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...

+ Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 - 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.