K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2017

từ này thường được thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại,biểu hiện sự vui mừng, sung sướng

9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

9 tháng 4 2020

Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.

* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.

* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.

- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.

- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.

- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.

* Cấu trúc câu lí giải:

- Không: rượu, hoa, không gian.

- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.

=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.

+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.

+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.

=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.

- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

14 tháng 7 2018

a. - Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ

> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh.

- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao

-> Diễn tả chân thực cảm giác nônnao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹđã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa...

b. Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lức để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con.

14 tháng 7 2018

lam on tra loi nhanh ho minh voi

minh can phai nop ngay bay hkhocroi

2 tháng 10 2017

"Này" là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.

- "A" trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.

- "Vâng" là thể hiện sự đáp trả lời người khác.

2 tháng 10 2017

cảm ơn bạnyeu

20 tháng 9 2019
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được. Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
27 tháng 4 2017

day la ngu van ma