Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Covid rất nguy hiểm
Hết (Vì UPU quy định: bài dự thi dưới 800 từ)
Dựa vào dàn ý để làm thành 1 bài hoàn chỉnh nhé !!
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng …năm…Bạn…2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh )
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?Tâm trạng cô ra sao?Tình cảm em như thế nào?3. Kết luận:
Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?Lời chàoVũ trụ năm 3500,
Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3500. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.
Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này. Chính vì thế, mình đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.
Việc phá rừng đang đẩy nhiều loài động vật tới nguy cơ tuyệt chủng |
Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.
Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn Đa dạng sinh học được quốc tế xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Vừa qua, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một bản báo cáo đáng quan ngại. Theo đó trong vòng 4 thập kỷ qua, số lượng các loài động vật hoang dã trên Trái Đất đã giảm đi một nửa.
Theo các nhà khoa học, Trái Đất đã bước vào một "đợt tuyệt chủng hàng loạt" mới, được đánh dấu bằng việc các loài động, thực vật đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với vài thế kỷ trước.
Nghiên cứu trước đó của các nhà bảo tồn chỉ ra rằng chính thương mại quốc tế tạo ra khoảng 30% mối đe dọa tuyệt chủng đối với các sinh vật trên khắp thế giới.
Cụ thể, khoảng 2% mối đe dọa đối với loài cóc sừng tại Brazil được cho là xuất phát từ hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ. Tương tự, gỗ khai thác tại Malaysia xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng cướp đi môi trường sống của các loài động vật quý hiếm như voi châu Á, đại bàng đốm và gấu chó.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự mất cân đối về mức độ đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Hơn 90% trong tổng số 6 tỷ USD ngân sách cho bảo tồn lại được chi tại những nước giàu, trong khi phần lớn các "điểm nóng" về đa dạng sinh học lại tập trung ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, việc làm suy thoái các hệ sinh thái, như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật quý và một số loài đang trên đường bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng.
Một thực tế không thể phủ nhận là tài nguyên Đa dạng sinh học trên đất nước Việt Nam của chúng tôi cũng liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và phải đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế.
Có thể thấy, Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, mà đây là tình trạng chung ở giai đoạn chuyển đổi của các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.
Sách đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động thực vật bị đe dọa ở các mức khác nhau thì đến năm 2017 số loài này đã lên đến hơn 1000.
Ngoài ra nhiều giống cây trồng vật nuôi bản địa quý giá như lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá, lợn, gà… cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện: Kinh tế, khoa học, môi trường, và nhân văn.
Thiết nghĩ, để tồn tại và phát triển, chúng ta phải xây dựng một kiểu kinh tế - xã hội mới, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trên cơ sở duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.
Để đạt được mục tiêu đó, cần phải hành động trên nhiều lĩnh vực, nhưng việc thực hiện được những ý đồ mới đó thật không dễ dàng, trừ khi chúng ta phải có những thay đổi trong mọi quyết định và tổ chức hành động cho từng người cũng như cả cộng đồng.
Mình ất mong, mỗi chúng ta sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học vì bền vững mang tên đại dương xanh.
Thân ái và chào tạm biệt!
Vũ trụ năm 5.000!
Chào những con người ở thế kỷ 21!
Tôi xin tự giới thiệu, ta là Wendy – đang sinh sống ở năm 5.000 của vũ trụ và ta đã nhờ cỗ máy thời gian đưa lá thư này đến với mọi người.
Là một người có thể nhìn xuyên thời gian từ quá khứ đến tương lai, ta rất đau lòng nếu thế giới này bị hủy diệt thực sự bởi chính hành động của con người. Vì thế, ta thấy mình có trách nhiệm viết lá thư này để cảnh báo cho con người bảo vệ mình và con cháu mình trong tương lai.
Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Mọi người có biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đã khiến cho Trái Đất nóng lên, gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, làm cho Trái Đất mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico.
Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng Trái Đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc có cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương.
Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Ta được biết, ở đất nước Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết: Liên tiếp những ngày đầu năm 2017, sông Bưởi (thuộc địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình) đã xảy ra hiện tượng cá chết nổi lên mặt nước, trôi dạt vào bờ làm nguồn nước sông bị ô nhiễm, gây lo lắng cho nhiều hộ dân sinh sống hai bên bờ sông.
Đó là chưa kể, sự cố môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) xảy ra từ đầu tháng 4/2016.
Tại khu vực Hồ Tây, đoạn đường Thanh Niên, người dân phát hiện một lượng lớn cá chết, nổi trắng mặt hồ. Xác của hàng ngàn con cá, động vật thủy sinh nổi dập dềnh trên mặt nước, mang theo mùi hôi tanh rất khó chịu.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng đã kéo theo hàng loạt những người mắc bệnh ung thư, sự xuất hiện của các làng ung thư ngày càng nhiều. Đó chính là những tác động lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu chính là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Tôi rất hi vọng, mỗi con người chúng ta, bằng hành động của mình hãy ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu không chỉ ở đất nước tôi mà ở tất cả các quốc gia trên thế giới vì một thế giới tràn ngập sắc xanh.
Thân chào!
Wendy
trình bày lời dụ của quang trung qua tác phẩm hoàng lê nhất thống chí
1. Tự sự
2. Văn bản nói về bức thư mà giáo sư William gửi cho giáo viên cũ của mình, bức thư là niềm an ủi với bà khi đây là bức thư cảm ơn đầu tiên bà nhận được sau hơn 30 năm.
Gửi tới bạn yêu!
Hôm nay mình sẽ viết cho bạn nghe câu chuyện về người chú của mình người đàn ông dũng cảm nhất mình được biết. Chú chính là người cha thứ hai của mình.
Chú mình sinh ra đã thiệt thòi vì chú bị sứt môi hở hàm ếch. Ngày đó bà nội kể vì bị sứt miệng nói ngọng nên chú không được đến lớp như những người cùng trang lứa nhưng chú lại rất thông minh. Bà kể khi sinh chú ra bà đã sợ vì chú sứt toàn bộ vòm ăn không ăn được. Sau này chú phải ở viện suốt để họ cho ăn theo chuyên biệt. Dù trải qua 3 ca mổ nhưng vòm chú vẫn không thể phục hồi như người thường.
Chú là con út trong nhà, bố và các bác tôi đều lập gia đình chỉ còn chú là chú út cũng là người đã bết tất cả anh em chúng tôi. Chú dạy chúng tôi từ chữ a, b, c khi chúng tôi còn học mẫu giáo, chú làm đồ chơi cho tôi. Đôi tay thô kệch của chú có lúc đã làm tôi xấu hổ khi chú đến trường đón tôi nhưng rồi đó là lần tôi thấy ân hận nhất cuộc đời này. Bọn bạn gọi chú là Nam ngọng, tôi đã mắng chú lần sau đừng đến đón tôi nữa tôi không thích và tôi chỉ chờ bố mẹ tới đón. Lúc ấy, chú chỉ cười bào tôi “con xấu hổ à”. Tôi bảo vâng vì chú nói ngọng khiến con bị các bạn chào.
Đó là điều tôi ân hận mãi và sau này tôi đã xin lỗi chú. Tôi phải cảm ơn chú vì chú là tuổi thơ của tôi và các anh chị tôi.
Năm nay chú tôi đã 35 tuổi nhưng chú vẫn chưa lập gia đình. Chú vẫn lặng lẽ đi bên cạnh hạnh phúc của các anh, các chị mình và vui với các cháu.
Học hành không đến nơi đến chốn nhưng chú thông minh. Những món đồ chơi của chúng tôi đều do chú làm. Chú mở hẳn một cửa hàng làm đồ handmade và đến nay chú đã thành công.
Chú kiên trì, tỷ mỉ đến lạ thường. Khi chúng tôi nhăn nhó vì bài tập khó chú đều ở bên bảo không khó thì không vượt qua được chướng ngại vật đâu. Có lẽ vì thế, tụi tôi đứa nào cũng hau háu chinh phục những bài toán khó. Chú không phải là người dạy bài chúng tôi trực tiếp nhưng chú cổ động tinh thần cho tất cả tụi tôi.
Cứ tưởng một người đàn ông như chú sẽ chỉ biết nấu những món đơn giản thế mà chú của tôi nấu toàn những món lạ nhưng lại ngon vô cùng, khiến cho chúng tôi không bao giờ có thể ngớt lời trầm trồ thán phục. Không chỉ nấu ăn ngon, chú tôi còn cực kì khéo tay nữa. Từ những bộ bàn ghế, những chiếc bít khắc tên, hay đồ dùng bằng gỗ trong nhà,... chú đều có thể tự đóng từ gỗ, hoặc sửa chúng một cách dễ dàng.
Chú là một người làm việc có trách nhiệm, nhất là với cái công việc vất vả này thì để giữ được nó càng khó hơn. Ngày nắng cũng như ngày mưa, sớm hôm hay lúc khuya khoắt, chú không quản ngại chỉ cần các cháu gọi là chú tới. Chú dần trở thành chú xe ôm của chúng tôi. 7h tối chú đóng cửa quán là lúc chú tranh thu đón chị Thục Nhi nhà bác Văn, anh Quang nhà bác Hải và hai anh em tôi. Chú cứ như con tuấn mã vượt hết đoạn đường này tới đoạn đường khác để đón các cháu đi học thêm. Hình như với chú đó là hạnh phúc.
Những lúc thấy chú đăm chiêu, chúng tôi lại lân la gần tới hỏi chú. Bọn tôi lớn hơn, chú vấn nói khiếm khuyết là điều không ai muốn. Ranh giới giữa mặc cảm và hòa nhập không phải ai cũng có thể vượt qua. Chú chỉ muốn sống là chính mình, sống có ích mỗi ngày.
Chú dần trở thành ngọn lửa sẻ chia giúp tôi cảm thấy yêu cuộc sống hơn và biết nhìn vào xã hội nhất là những khiếm khuyết điều gì đó giống chú tôi vậy. Mỗi khi gặp một ai đó bị khiếm khuyết, tôi lại thầm cảm ơn chú tôi chỉ là đứa trẻ hở vòm miệng nặng và nói ngọn líu lô nhưng cảm ơn cuộc đời đã mang chú tới chi đại gia đình chúng tôi.
Hưng Yên , năm 2019
Xin chào tất cả các bạn , sau đây mình xin giới thiệu cho các bạn về người hùng trong lòng của mình . Người đó không phải là một doanh nhân thành đạt và giàu có , cũng không phải là một nhân vật xuất chúng có tầm cỡ nào cả , mà đó chính là người bố yêu thương của mình .
Bố mình năm nay 39 tuổi , là một người công nhân bình thường và cũng là một người bố bình thường như bao người làm bố khác . Mình yêu quý bố hơn bao giờ hết , bố chính là tấm gương soi sáng để mình học theo .
Bố mình tuy là một công nhân bình thường , ngày đêm bận rộn nhưng bố mình vẫn có thời gian để trồng thêm các chậu cây cảnh vô cùng đẹp mắt . Bố mình rất khéo tay , những cái cây được bố mình tỉa tỉ mỉ và khéo léo nên trông chúng rất đẹp và lạ mắt . Bố mình còn lấy từ những tấm ván gỗ bỏ đi , đem về đục đẽo và làm thành một cái chậu hoa nhỏ nhắn .
Ngoài việc trồng cây , bố mình còn nuôi thêm gà để tăng thêm thu nhập . Bố mình rất gọn gàng và ngăn nắp , những đồ đạc trong nhà được bố sắp xếp một cách khoa học và đẹp mắt nhưng mà mình thì lại có tính lộn xộn và bừa bộn nên chỉ cần vắng bố một ngày thôi là ngồi nhà lại trở nen bừa bộ ngay . Nhiều lần như vậy nhưng bố đều không đánh mắng mình mà bố còn tỉ mỉ , nhẹ nhàng chỉ bảo lại mình .
Bố mình cũng rất tốt và hòa đồng với hàng xóm láng giềng . Có nhà ai trong xóm mà gặp khó khăn thì bố mình sẵn sàng giúp đỡ . Nhưng mình ngưỡng mộ bố nhất vẫn là vào cái trận mưa năm ấy . Vào hôm ấy , trời mưa xối xả , nước mưa tuôn ào ào . Mặc dù cả con đường đều có chỗ thoát nướ nhưng không hiểu sao cống lại không thông , thế là nưỡ bị giữ lại ngập cả con đường . Mấy người đi xe máy , ô tô dù gấp đến máy cũng phải dừng xe lại mà đẩy , mà khổ nhất là phải đấy ô tô . Nhìn mọi người khổ sở như thế mình cũng tấy buồn mà chẳng biết làm gì dược , bỗng nhiên mình thấy bố mình tay cầm một cái xẻng , tay cầm một cái xô , người mặc áo mưa '' xông pha '' ra đường . Bố mình cẩn thận mò mẫm từng đường cống rồi bắt đầu xúc lên , bao nhiêu là túi rác được vứt ở đấy , thảo nào cống không thông . Mấy người hàng xóm thấy hành động của bố tôi thì vô cùng cảm kích , họ cùng líu ríu rủ nhau ra phụ giúp bố tôi . Chỉ một loáng , cống đã được thông , và xe cộ có thể đi lại bình thường . Sau lần ấy , bố tôi được mọi người tuyên dương rất nhiều , nhiều người còn gọi bố tôi là '' Anh hùng xanh '' nữa cơ . Tôi ngưỡng mộ bố của tôi .
Tôi càng ngưỡng mộ bố bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy bản thân mình phải cố gắng học tập bố bấy nhiêu , bố như một chiếc gương sáng để dẫn đường chỉ lối cho tôi những con đường tốt nhất .
Tôi mong bố tôi có thật nhiều sức khỏe . Bố ơi ! Con yêu bố nhiều lắm !
mình tự làm nên có lẽ câu từ sẽ không đk mạch lạc cho lắm :D