Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất: - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương. - Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật ở dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị chèn ép nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất. Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.
- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.
- Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu.
- Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.
Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.
- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.
- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực
- Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Cấu tạo bên trong Trái Đất.
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).
- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.
- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
- Vai trò của lớp vỏ Trái đất:
Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Hiện nay, Trái Đất là ví dụ duy nhất về một môi trường cho phép duy trì sự tiến hóa.[37] Người ta tin rằng các chất hóa học giàu năng lượng đã tạo ra các phân tử tự sao chép trong khoảng 4 tỷ năm trước đây, và trong nửa tỷ năm sau đó thì tổ tiên chung cuối cùng của các dạng sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện.[38]Sự phát triển của khả năng quang hợp cho phép năng lượng Mặt Trời được hấp thụ trực tiếp bởi các dạng sống; và sau đó ôxy sản phẩm tích tụ dần trong bầu khí quyển và hình thành tầng ôzôn (một hình thức phân tử khác của ôxy - O3) ở tầng cao của bầu khí quyển. Sự tập hợp các tế bào nhỏ trong một tế bào lớn hơn dẫn đến quá trình phát triển các tế bào phức tạp gọi là các sinh vật nhân chuẩn.[39] Các sinh vật đa bào thực sự hình thành dưới dạng các tế bào trong một tập đoàn cá thể ngày càng trở nên chuyên môn hóa. Nhờ tầng ôzôn hấp thụ các bức xạ tia cực tím có hại, sự sống bắt đầu phát triển trên bề mặt Trái Đất.[40]
Kể từ thập niên 1960, đã có một giả thiết rằng hoạt động của các sông băng trong khoảng từ 750 đến 580 triệu năm trước, trong đại Tân Nguyên sinh, đã phủ một lớp băng lên bề mặt Trái Đất. Giả thiết được gọi là "Địa Cầu tuyết", và được đặc biệt quan tâm vì nó tiếp nối giả thiết về sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri, khi sự sống đa bào bắt đầu tăng trưởng mạnh.[41] Sau sự bùng nổ ở kỷ Cambri, khoảng 535 triệu năm trước, đã xảy ra năm cuộc đại tuyệt chủng.[42]Cuộc đại tuyệt chủng cuối cùng diễn ra cách đây 65 triệu năm, xảy ra có thể là do một thiên thạch đâm vào Trái Đất, đã gây ra cuộc đại tuyệt chủng của khủng long và các loài bò sát lớn, nhưng bỏ qua các loài động vật có kích thước nhỏ như các loài động vật có vú, mà khi đó trông giống như chuột. Trong 65 triệu năm qua, các dạng sống máu nóng ngày càng trở nên đa dạng, và một vài triệu năm trước đây thì một loài động vật dáng vượn ở châu Phi đã có khả năng đứng thẳng.[43] Điều này cho phép chúng sử dụng công cụ và thúc đẩy giao tiếp cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng và các yếu tố kích thích cần thiết cho một bộ não lớn hơn. Sự phát triển của nông nghiệp, và sau đó là sự văn minh, cho phép con người trong một khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng đến Trái Đất nhiều hơn bất kì một dạng sống nào khác,[44] thậm chí cả tính chất cũng như số lượng của các loài sinh vật khác. Các thời kỳ băng hà bắt đầu từ 40 triệu năm trước và phát triển trong suốt thế Pleistocen vào khoảng 3 triệu năm trước. Chu kì hình thành và tan băng lặp đi lặp lại trong các vùng cực theo chu kì 40-100 nghìn năm. Thời kỳ băng hà gần đây kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước.[45]
tầng bình lưu: nằm trên tằng đối lưu tới độ cao khoảng 80 km
+ có lớp odon lớp này có tác dụng ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
Tầng bình lưu có giới hạn từ 16 -> 80 km; có lớp ozon với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống con người và sinh vật.
- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:
+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa).
+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái Đất.
+ Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước… Vì vậy, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và noí rõ vai trò của nó đối với đời sống của con người ?
- Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 5km đến 7km. Trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000*C.
- Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật,...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1 % về thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Bởi đây là nơi tồn tại của không khí, nước, sinh vật và đất đai. Nếu thiếu những thành phần này, con người không thể sinh sống được.
-Đặc điểm:
+ Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất.
+ Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.
+ Được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .
-Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.
- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.
- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:
+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực
+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.
- Các mảng di chuyển rất chậm.
+ Hai mảng có thể tách xa nhau : ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.
Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
+ Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Lớp vỏ TĐ có độ dày từ 5km đến70km.Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng trái đấT,rắn chắc.Càng đi xuống sâu thì nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ là 1000 độ C.Lớp vỏ Trái đất là nơi chứa không khí,nước và các sinh vật,... Đồng thời,còn là nưi sinh hoạt và diễn ra đời sống của xã hội loài người
Dặc điểm của tần lớp ozon là 1 lớp khí quyển nằm ở tầng bình lưu của trái đất
vai trò của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.
* Vai trò : Ngăn cản những tia bức xạ (tia UV) có hại cho sinh vật và con người.
* Đặc điểm : Là một lớp khí bao quanh trái đất.