Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề ô nhiễm môi trường:
- Nguyên nhân:
+ Do người dân ko vứt rác đúng nơi quy định
+ Sử dụng bao ni lông quá nhiều
+ Chặt phá cây xanh
+ Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên rất nhiều
+ Người dân quá lạm dụng chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học ( ô nhiễm môi trường đất )
+ Do bụi, khói từ phương tiện giao thông
- Cách khắc phục
+ vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
+ hạn chế sử dụng các hóa chất
+ Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
+ Trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng
+ Hạn chế sử dụng bao ni lông
+ Tuyên truyền để mọi người biết và làm như các điều trên
tình hình thiên nhiên ở địa phương em:rừng cây đang giảm dần vì mọi người chặt phá cây bừa bãi, đốt rừng,...Em sẽ kêu mọi người tích cực trồng cây gây rừng, khuyên mọi người khắc phục tình trạng chặt cây bừa bãi,...
Tình hình thiên nhiên ở địa phương em:rừng cây đang giảm dần vì mọi người chặt phá cây bừa bãi, đốt rừng,...Em sẽ kêu mọi người tích cực trồng cây gây rừng, khuyên mọi người khắc phục tình trạng chặt cây bừa bãi,...
Máy mik bị lag nên thông cảm
Pháp luật không nên thu tiền mới giải quyết . Cách khắc phục : Cất tiền nơi an toàn , và không nên tin những người lạ gọi điện đến hay đến giả danh là muốn vào trung tâm học.,,,,
Trung tâm bạn bị lừa tiền của học viên và nhân viên thì bạn nên đảm bảo được sự an toàn của trung tâm bạn . không nên lơ là đi , có thể tên lừa đảo sẽ lợi dụng thời cơ này để lừa hoặc có thể giả mạo là người giáo viên của trung tâm để lừa.
Dạ ko ah, em mới vào học đc có 3 tháng thì bị còn những học viên khác trc đó vẫn bt sau là cả nhân viên và học viên mới bị.
Bản thân em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường của Vịnh Hạ Long?đây là môn giáo dục địa phương nhé
Bác Hồ đã từng nói “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, vì thế không cần làm những gì quá lớn lao, chỉ cần các em thường xuyên quét dọn lớp học, làm sạch khuôn viên nhà ở, đường phố tại địa phương mình sinh sống đã là hành động mang ý nghĩa tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãiVới câu hỏi sinh viên và học sinh làm gì để bảo vệ môi trường thì hành động vứt rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi cũng chính là câu trả lời phù hợp. Lý do, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ việc vứt rác bừa bãi, nếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên được nâng cao trong trường hợp này sẽ cải thiện được vấn đề.
3. Hạn chế sử dụng túi nilonCác em biết không phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy học sinh, sinh viên bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
Các em có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạtViệc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là gợi ý hay dành cho những em học sinh, sinh viên đang thắc mắc về câu hỏi em cần làm gì để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.
Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng ..
5. Tích cực trồng cây xanhThêm một gợi ý hoàn hảo cho nghi vấn “Là học sinh, sinh viên em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” nữa, đó là đối với lớp học sinh nhỏ tuổi, các em có thể tham gia trồng cây xanh ngay trong chính khuôn viên trường học và nhà ở của mình theo hướng dẫn của thầy cô, ba mẹ.
Trong khi đó, những em học sinh lớn tuổi hơn và sinh viên cũng thế, có thể tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em, cũng như trên toàn quốc.
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trườngTùy theo độ tuổi để các em chọn cho mình những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp. Đối với các em nhỏ có thể tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức.
Những em học sinh, sinh viên lớn hơn thì có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cả 3 thành tố của môi trường, đất, không khí, nước, cụ thể:
+ Đối với môi trường đất
-Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
- Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị.
+ Đối với môi trường nước
- Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.
-Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
-Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
+ Đối với môi trường không khí
- Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.
- Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,… làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …
*Một số biện pháp để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường
-Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
- Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
- Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
- Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên thực hiện việc đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy mẫu (Đất, nước, không khí,…) phân tích các thông số gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, từ đó có cơ sở để tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả của ô nhiểm môi trường, nếu có.
bài này do một bạn khác làm mong em đừng tick cho anh, chỉ để tham khảo thôi
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. *Giair pháp khắc phục Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
hiếm thấy ai thật thà như anh