Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (có thể lấy đề nếu không biết)
Mẫu: Dường như cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã bị con cháu ngày nay lãng quên vì cho rằng nhạc hiện đại hay hơn và không tìm thấy cái thú vị của những khúc hát dân ca, cải lương hay chèo, tuồng.
Thân bài:
- Giải thích:
+ Hát dân ca là gì?
+ Cải lương là gì?
+ Chèo, xẩm, tuồng là gì?
- Phân tích cái ý nghĩa, đẹp đẽ của những làn điệu dân ca, cải lương, chèo, xẩm:
+ Lưu giữ lịch sử: văn hóa, phong tục của ông cha ta.
+ Thể hiện nét đẹp của những câu chuyện dân gian, tình cảm trai gái.
+ Thể hiện lối sống, phong cách của người dân.
+ ....
- Nguyên nhân giới trẻ hiện nay thấy những .... không thú vị:
+ Sinh ra trong xã hội phát triển nhanh chóng và không được nghe những khúc dân ca cải lương.
+ Không hiểu được những cái hay của nhạc xưa.
+ ....
- Tìm kiếm một số dẫn chứng trên mạng.
- Hậu quả:
+ Không phát huy và lưu giữ được những truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Sống quên đi cội nguồn.
+ ...
- Giải pháp:
+ Quảng bá những khúc dân ca cải lương.
+ Nhà trường, thầy cô giúp cho các bạn học sinh hiểu được những giá trị sâu sắc của truyền thống dân tộc.
+ ..
- Liên hệ bản thân em.
Kết bài:
- Tổng kết.
Từ xưa đến nay bất cứ một xã hội nào âm nhạc cũng khẳng định vai trò vị trí của nó không thể thiếu được trong đời sống của cộng đồng, từ trong lao động sản xuất, trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ những hình thức đơn giản nhất đến các cấp độ quy mô hoành tráng...nó luôn hiện hữu và đồng hành với đời sống tinh thần của con người và tất nhiên luôn phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người, đồng thời phản ánh tích cực bộ mặt các xã hội giai cấp khác nhau, các giai tầng xã hội khác nhau, các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, vì thế âm nhạc cũng được gắn với các tên gọi khác nhau như : âm nhạc bác học, âm nhạc giao hưởng thính phòng, âm nhạc chuyên nghiệp, âm nhạc nhiệp dư, âm nhạc giải trí, âm nhạc dân gian, âm nhạc hiện đại, âm nhạc bình dân, âm nhạc dùng cho người sống, âm nhạc cho người chết... nói tóm lại âm nhạc có thể đến với mọi đối tượng, mục đích khác nhau.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, âm nhạc đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, làm cho cuộc sống không ngừng được cải thiện. Bên cạnh tính tích cực vốn có của dòng âm nhạc chính thống, thì trong đời sống hiện nay, một số hoạt động âm nhạc còn bộc lộ tính yếu kém, xa rời bản sắc, thuần phong mỹ tục, làm cho cái đẹp trong âm nhạc, méo mó, biến dạng. Cũng có không ít người cho rằng, đó là tính tất yếu trong những thời điểm lịch sử nhất định, để âm nhạc nghệ thuật vượt lên, tìm tòi đi đến một chuẩn mực mới, hay do cơ chế kinh tế thị trường tác động vào các hoạt động âm nhạc nghệ thuật, đã làm cho thị hiếu công chúng bị lẫn lộn, chao đảo. Vậy phải làm gì để lành mạnh hóa nền âm nhạc nước nhà? Câu hỏi này dành cho tất cả mọi người, mọi cấp ngành từ trung ương đến địa phương, cho đối tượng được thưởng thức, cho đội ngũ văn nghệ sĩ những người sáng tác, biểu diễn, cho các cơ quan thông tin, truyền thông, các nhà sản xuất, xuất bản, các tổ chức, cá nhân biểu diễn nghệ thuật... có thể rất khó tìm đúng căn nguyên của bệnh loạn âm nhạc để có phương thuốc đặc trị. Tuy nhiên ở những góc độ khác nhau ta cũng dễ cảm nhận được vài điều.
Thứ nhất là những vấn đề quản lý của cả một hệ thống. Bắt đầu bằng những văn bản, chế tài mang tính pháp lý còn thiếu chặt chẽ, một số văn bản ban hành đôi khi còn chạy theo những sự việc đã xảy ra và đã có dư luận đang quan tâm bàn tán, kiểu như "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", cho đến triển khai thực hiện thiếu tính nghiêm minh của pháp luật, từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới, từ khâu tổ chức xắp xếp đội ngũ cán bộ chuyên môn, hay một vài hạn chế trong ý thức một số người được giao quyền thực thi công việc...
Thứ hai là tác động tích cực của nền kinh tế thị trường luôn thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng cũng có thể chính nền kinh tế thị trường nhiều lúc lại đẩy âm nhạc thành một thứ hàng hoá được mua bán trao đổi như những hàng hoá khác và khi âm nhạc nghệ thuật trở thành hàng hoá thì nó cũng được quảng cáo dưới mọi hình thức để thu lợi nhuận, mà lợi nhuận kinh tế nó không đồng nghĩa với những cảm xúc thăng hoa của âm nhạc.
Thứ ba là các phương tiện thông tin đại chúng khi phát sóng còn sơ sài trong công tác kiểm duyệt hoặc vì quá phụ thuộc vào từ phía các nhà đầu tư, một số chương trình ca nhạc không được lành mạnh, xu hướng ngoại nhập có phần lấn át tính truyền thống...hay như phóng viên báo chí, đặc biệt là những nhà phê bình âm nhạc chuyên nghiệp nhiều lúc mạnh dạn nói rõ chính kiến nhưng cũng có lúc theo kiểu "thôi thì cho qua"...
Ngày xưa, các thế hệ đi trước, khi có một tác phẩm đến với công chúng đã vắt kiệt sinh lực, trí lực, đã từng năm gai nếm mật ném mình vào trong đời sống thực, lăn lộn giữa chiến trường vào sinh ra tử. Những tác phẩm đó khi vang lên nó bồi bổ cho con người tâm hồn thanh cao trong sáng hơn, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp xung quanh mình hơn. Đó là những giá trị đích thực bởi nó được đổi bằng công sức lao động nghệ thuật nghiêm túc, chắc hẳn mọi người nhận thấy điều đó, đặc biệt giới nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn càng thấy rõ điều đó. Hiện nay công nghệ điện tử phát triển mạnh mẽ, vì thế việc phù phép âm thanh, sao chép, thật đơn giản, âm nhạc được sản xuất chế biến thành sản phẩm nhanh chóng mặt và được tung ra thị trường ồ ạt, sản phẩm nào được quảng cáo rầm rộ thì càng thu lợi nhuận cao. “Sao” nào được các ông bầu lăng xê càng có cơ hội nổi tiếng và kiếm tiền dễ dàng, những người tâm huyết trăn trở với âm nhạc chính thống vẫn loay hoay với cơm, gạo, áo, tiền. Những người thưởng thức, những “Thượng đế” vẫn bị lừa gạt bởi quảng cáo một đường làm thì một nẻo.
Đó là những gì dễ cảm nhận về đời sống âm nhạc hiện nay nói chung trên toàn quốc và thường là ở các thành phố lớn. Còn đối với các tỉnh lẻ thị trường âm nhạc cũng không mấy bị xáo trộn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì hơi thở, nhịp điệu đời sống âm nhạc vẫn còn bám được bản sắc vùng miền.
thế kỉ xxi là thời đại công nghệ số khi con nguời đề cao tốc độ công việc lên hàng đầu và âm nhạc là đại diện cho cách cảm nhận cuộc sống , vì thế thật dễ hiểu khi âm nhạc hiện đại coi trọng giaai điệu và tiết tấu nhanh dôi động bắt tai nhôn ngữ dễ cảm thấm
Cho nên rất nhìu người thik âm nhạc ,đặc biệt hơn nó đã trở thành 1 gu thưởng thức của giới trẻ . Nếu k muốn nói là phụ thuộc vào dòng nhaccj đang thịnh hành hiện này.
và sự thưởng thức âm nhạc đc nói tới trên nhìu hình thức. sau mỗi giờ học căng thẳng họ đi mua đĩa cd về nghe nhạc . hay tự mua cho mk một bộ máy nghe nhạc mini có thể thưởng thức khắp mọi nơi. nhìu bạn chọn cho mk cách chủ động tham gia hoạt động trong các nhóm nhạc tự mở ,.....
suy cho cùng dù thưởng thức âm nhạc ntn vẫn tùy theo sở thik riêng tư của mỗi cá nhân.và chúng ta cũng nên nhớ rằng âm nhạc dù rất hiện đại những cũng phải mang bản sắc dân tộc .
Theo em, các loại hình sân khấu truyền thống hiện nay chưa có hấp dẫn giới trẻ. Vì vậy, để bảo tồn các loại hình sân khấu truyền thống này thì nhiều sự kiện đã được xuất hiện trong trường học để giới trẻ có thể tiếp xúc,hứng thú với loại hình sân khấu truyền thống này.
Bạn tham khảo nha:
Theo mình là chưa. Nghệ thuật truyền thống là cách gọi chỉ các loại hình sân khấu tuồng, chèo, cải lương... Việc thành lập Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa trên cơ sở sáp nhập 3 đoàn nghệ thuật: Tuồng, Chèo, Cải lương là bước ngoặt được kỳ vọng sẽ tạo ra thay đổi, giúp nghệ thuật truyền thống gỡ khó. Vậy nhưng cho đến nay, nói theo cách của người đứng đầu nhà hát thì “khó và rất khó”.
Câu 2
Chèo là một trong những loại hình đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam, cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh mà còn cần được bảo tồn, phát triển song song với sự phát triển của xã hội. Cũng như một số loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo khác của Việt Nam, nghệ thuật chèo cổ không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhất là với giới trẻ. Nhằm kéo khán giả đến với nghệ thuật chèo, thời gian qua, các nghệ sĩ đã cố gắng đưa đề tài đương đại vào chèo. Nhưng làm thế nào để đưa vào nghệ thuật chèo những đề tài hiện đại, gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại mà vẫn giữ được cốt cách và những nét đẹp truyền thống độc đáo của chèo lại là vấn đề không đơn giản.Chèo là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Những vở chèo vốn chứa đựng chất trí tuệ, thâm thúy, ý nhị và rất Việt Nam. Chính vì vậy, khi đưa đề tài hiện đại vào chèo, người dàn dựng phải hết sức khéo léo thì mới không làm mất đi bản chất này của chèo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, từ tác giả kịch bản, đạo diễn đến diễn viên phải nắm được cấu tứ kịch bản và hiểu nguyên tắc của chèo. Một vở chèo khi dàn dựng phải hội tụ được các yếu tố: Tích truyện, tính cách nhân vật và sự kiện có thể sánh ngang với các vở chèo cổ đã từng bám rễ trong tiềm thức của khán giả yêu môn nghệ thuật này.
Tham khảo
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều di sản bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều di sản đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.