sông | hồ | |
khái niệm | Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. | Là một lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa. |
Cấu tạo | Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu,... tạo thành hệ thống sông. | Cấu tạo đơn giản hơn sông. |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phụ lưu làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông.
- Chi lưu có nhiệm vụ thoát nước cho sông.
- Lợi ích của sông: cung cấp nước cho đời sống và sản xuất, đem lại nguồn cá tôm bồi đắp phù sa cho đồng bằng.
- Tác hại của sông: mùa lũ nước sông dâng cao gây lụt lội, thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng.
+ Phụ lưu là sông nhỏ đổ nước vào sông chính
+ Chi lưu là các sông thoát nước đi cho sông chính
Lợi ích của sông ngòi:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Phát triển giao thông đường thuỷ.
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều hoà nhiệt độ.
Tạo cảnh quan mội trường.
...
Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.
Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
Hồ là khoảng nước đọng vừa rộng vừa sâu trong đất liền
Sông và hồ đem lại nhiều lợi ích cho con người như:
- Giao thông
- Thủy lợi
- Cung cấp thủy sản
- Cảnh quan du lịch
- Bồi đắp cho đồng bằng
- Điều hòa dòng chảy
- Tưới tiêu
- Thủy điện
- Du lịch
- Nuôi trồng thủy sản
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Ghi chú: Nước trong hồ vẫn có thể chảy đi nơi khác được (ví dụ hồ thủy điện sông Đà, nếu nước trong hồ mà không chảy được đi đâu thì làm sao sản xuất ra điện!)
Tham khảo :
thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
- Đá mẹ:
Mọi loại đất đều được tạo thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ.
Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất hoá học của đất.
Khái niệm thổ nhưỡng(đất)
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tươi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Khái niệm độ phì: là khả năng cung cấp thường xuyên và liên tục cho thực vật thức ăn, nước, không khí và các điều kiện sống khác để phát triển. Có các loại độ phì:
Độ phì tự nhiên được xác định bằng trữ lượng các chất dinh dưỡng, các chế độ nước, khí và nhiệt tự nhiên của Trái đất.
Độ phì nhân tạo hay độ phì hiệu lực là độ phì do con người tạo ra bằng các biện pháp nông hoá như : làm đất (để cải tạo các tính chất nhiệt, ẩm, khí của đất), bón phân (để tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết). Độ phì của đất càng cao thì năng suất của thực vật càng lớn.
2. Thành phần của thổ nhưỡng
Lớp đất nào cũng có 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
Thành phần hữu cơ chỉ chiếm một phần nhỏ so với thành phần khoáng vật nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn. Chất mùn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây, là chất keo làm cho đất có cấu tượng tốt. Chất mùn có giá trị to lớn đối với đất và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy người ta phải tìm mọi biện pháp để tăng chất hữu cơ, tạo ra chất mùn cho đất.
Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, quyết định tính chất của các loại thổ nhưỡng. Thành phần, kích thước của các khoáng chất có trong đất phụ thuộc vào mức độ phong hoá của đá mẹ, vì thế người ta có thể biết trước được tính chất của đất khi biết đá mẹ. Thí dụ: đất hình thành trên đá granít thường có tỷ lệ cát và sét ngang nhau, có tính chất vật lý tốt. Trong đất, các hạt khoáng này thường gắn lại thành những kết hạt có kích thước khác nhau. Đất có kết hạt gọi là đất có cấu tượng. Đất có cấu tượng tốt phải có một lượng keo đất cần thiết đủ để các hạt đất gắn vào nhau một cách bền vững, có khả năng hấp thụ, dự trữ các chất dinh dưỡng, không để các chất này rửa trôi một cách quá nhanh các đặc tính quan trọng của đất. Chính vì vậy đất có cấu tượng chính là đất có độ phì cao.
Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.
- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
Thời tiết là trạng thái của bầu khí khí quyển tại một địa điểm trong một thười gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khi quyển, gió, độ ẩm không khí và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc… Thời tiết luôn thay đổi. Ví dụ, trời có thể mưa hàng tiếng lin và sau đó lại hửng nắng.
KHÍ HẬUKhí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Vì vậy bạn có thể nói khí hậu miền Bắc, khí hậu miền Nam, hoặc cũng có thể là khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa…
VD: Thời tiết hôm nay lạnh quá... nhưng bạn không thể nói khí hậu hôm nay lạnh quá...
Tick cho mình với nhé!
Chúc Thư Nguyễn Nguyễn học tốt!
- Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v..
- Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó
Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá..
- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.