K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu.

Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang tích cực được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa-thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh.

Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhanh chóng. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị trường khoa học-công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.

Qua 30 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt Nam đã tăng thêm ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

30 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO.

Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEAN-Hong Kong; EFTA; RCEP).

7 tháng 12 2016
– Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế xã hội và văn hóa. Từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), nhân dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho gần 1 tỉ dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu. Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu về sữa, chủ yếu là sữa trâu.  – Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,9%… – Khoa học – kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám”bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình. – Chính phủ Ấn Độ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng… Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. – Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực… Là một trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc … Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn bày tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Ấn Độ chính thức thiết lập quan quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 -1972. Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam – Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp nhẹ.  - Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ bởi vì :+ Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo …+ Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất ổn về xã hội, kinh tế …+ Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở Ấn Độ …  
1 tháng 1 2021

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

 

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

 

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

 

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

 

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

 

 

11 tháng 1 2021

Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Cụ thể Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:

Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.Kiến trúc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
31 tháng 5 2018

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: (trang 46 SGK Địa lí 8).

 Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam. Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.Câu 5:...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Nêu những thành tựu về kinh tế của các nước Châu Á? Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất nhiều lúa gạo nhưng xuất khẩu thua Thái Lan, Việt Nam.

 

Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đều của khu vực?

Câu 3 Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á?

Câu 4:Vì sao dân cư tập trung đông ở khu vực Đồng Bằng? thưa thớt ở vùng núi.

Câu 5: Nêu những thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp của các nước Châu Á?

Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á

                                                         

Câu 7: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

 

Câu 8: So sánh điểm khác nhau về địa hình, khí hậu của Nam Á và Đông Á?

1
21 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1: 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

Câu 2: 

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 3: 

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 4: 

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).

Câu 5:

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu 7: 

Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:

-  Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc. 

+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.

- Sông ngòi: 

+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn. 

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.

- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.

b) Khí hậu và cảnh quan

+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.

+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

 

21 tháng 12 2021

Lưu ý lần sau chia nhỏ ra!

27 tháng 12 2020

Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001

27 tháng 12 2020

Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.