Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
1. Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc có sự kế thừa các di sản văn hóa thời cổ đại, trung đại, có sự giao thoa với văn hóa nước ngoài.
Sáng tạo ra những thành tựu văn hóa mới rực rỡ và độc đáo, nổi bật nhất là về mặt tư tưởng - tôn giáo, sử học - văn học, kiến trúc - điêu khắc, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật....
Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực giúp Trung Quốc trở thành trung tâm văn hoá quan trọng ở Viễn Đông và trên thế giới.
Nhận xét về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Nhận xét về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX
2.1. Tư tưởng - tôn giáo
Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
2.2. Sử học, văn học
Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
2.3. Kiến trúc, điêu khắc
Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
2.4. Khoa học kĩ thuật
Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.
3. Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa tới văn hóa Việt Nam
3.1. Ảnh hưởng về văn hoá, chữ viết, khoa học kĩ thuật, tôn giáo
+ Tôn giáo (Nho giáo): ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử.
Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+ Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.
Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
3.2. Sự tiếp thu có chọn lọc mang bản sắc đặc trưng riêng của văn minh Đại Việt.
+ Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Tầng lớp Nho sỹ: tiêu biểu là Nguyễn Trãi.
+ Văn hoá dân gian:
Tôn giáo :
- Phật giáo truyền bá rộng rãi trong nhân dân
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong xã hội
- Đạo giáo khá thịnh hành
Văn học - nghệ thuật
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
- Hát chèo , múa rối nước các trò chơi dân gian được ưa chuộng
Kiến trúc - điêu khắc : Cấm Thành , chùa Một Cột , tượng Phật ,...
Giáo dục :
-1070 dựng Văn Miếu
- 1075 Mở Khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại
- 1076 Quốc Tử Giám thành lập
Lập bảng và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực | Thành tựu | Nhận xét |
Tư tưởng | Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc | Nho giáo đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì thịnh trị, nhưng cũng chính nho giáo kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật. |
Văn học, sử học | Đỉnh cao có thơ Đường, tiểu thuyết thời Minh-Thanh. Các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Tốn Sử, Minh Sử,... | Các thành tựu văn-sử học của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Để lại giá trị cao đến tận ngày nay. |
Nghệ thuật | Phong phú và đa dạng. Tiêu biểu như: Tử Cấm Thành, Vạn lí trường thành, tượng Phật, các tác phẩm thư pháp, tranh thủy mặc | Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều công trình, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. |
Tháp Phổ Minh - đặc trưng kiến trúc nhà Trần
Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng - Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần.Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài.Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài.Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long.Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”.
Trình bày nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Lĩnh vực | Nội dung |
Giáo dục | - Năm 1070: xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long - Năm 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên - Năm 1076 mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em qúy tộc, quan lại - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển |
Văn hóa | - Tôn sùng đạo Phật - Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội - Đạo giáo thịnh hành, gắn kết với tín ngưỡng dân gian - Công trình kiến trúc: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột… - Điêu khắc: tượng Phật, bệ đá hoa sen, rồng mình trơn… |
* Việc xây dựng Văn Miếu- Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa:
- minh chứng ghi nhận quyết sách về đường hướng của nền giáo dục
- Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục
a. Tư tưởng - tôn giáo:
- Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân
- Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng
- Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lậpb. Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
- Giáo dục:
+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân.
+ Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã
- Khoa học - kĩ thuật:
+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt
+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn
+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt
+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
c. Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…
- Nghệ thuật:
+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…
+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này