Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
- Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.
- Sự kiện:
+ Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
+ Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.
+ Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.
+ Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…
+ 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).
- Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lê Đình Cẩn, Ngô Đức Kế vận động Duy tân ở Trung Kì.
- Về hoạt động kinh tế, Phan Châu Trinh hết sức chú ý đến việc cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
- Tại Quảng Nam đã xuất hiện các hiệu buôn, ngoài lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý phát triển nghề thủ công, làm vườn. ngay tại quê Phan Châu Trinh đã thành lập “nông hội”, chuyên việc san đồi trồng quế, dệt vải may quần áo...
- Việc mở trường theo kiểu mới cũng được chú ý đặc biệt để nâng cao dân trí. Các trường này được thành lập ở nhiều nơi, mời thầy về dạy chữ Quốc Ngữ, dạy các môn học mới
- Một hoạt động độc đáo khác là cuộc vận động cải cách ăn mặc và cải cách lối sống. Những thói mê tín, di đoan, những thủ tục phong kiến cũng bị lên án mạnh. Phong trào còn sôi động hơn khi phái Duy tân mở cuộc vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng... theo lối sống mới.
Sở dĩ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách là do:
- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó
- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị
- Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương: Quảng Nam- quê hương của Phan Châu Trinh là vùng đất có truyền thống buôn bán, là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nên những biến đổi về kinh tế rất rõ nét, con người có xu hướng ôn hòa hơn.
Phong trào Đông Du thất bại không có tác động đến chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.
Đáp án cần chọn là: C
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản lại xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách là do sự nhận thức khác nhau về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa và về vấn đề dân tộc- dân chủ.
- Phan Bội Châu- đại diện của xu hướng bạo động mới chỉ nhận ra mâu thuẫn dân tộc và nhấn mạnh dân tộc là cái cần có trước -> cần phải dùng bạo động vũ trang để giành lại
- Phan Châu Trinh- đại diện của xu hướng cải cách cũng mới chỉ nhận ra mâu thuẫn giai cấp, cho rằng dân chủ là cái có trước -> tập trung chống phong kiến thông qua các cuộc cải cách xã hội
Đáp án cần chọn là: A
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Sự kiện:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”...
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới ...
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến...
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.