K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2021

Nội dung cơ bản của đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) bao gồm:

- Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng:

+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch...

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.

- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Ý nghĩa:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đại hội được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi“.

 

 

9 tháng 2 2021

- Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng:

+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch...

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.

- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Tham khảo : https://loigiaihay.com/neu-nhung-noi-dung-co-ban-cua-dai-hoi-dai-c84a13541.html#ixzz6lxkmiOeI

9 tháng 8 2018

- Bàn về cách mạng Việt Nam nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch để vừa bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.

- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đối với Lào và Cam-pu-chia, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.

- Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chinh trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

- Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước trướng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

29 tháng 2 2016

* Bối cảnh lịch sử :

Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số  hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. 

* Nội dung :

- Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Vn của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động C/m của Đảng,nêu nhiệm vụ truocs mắt của toàn Đảng , toàn quân,toàn dân ta là “ tiêu diệt TDP và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động VN- Đảng của giai cấp công nhân VN

- Đối vơi Lào và Cam pu chia, Đại hội củ trương xây dụng mỗi nước một đảng riêng

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do HCM làm Chủ tịch và trường Chinnh làm Tổng bí thư

* Ý nghĩa: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo c/m, có tác dụng thúc đẩy cuộc k/c chống P đi đến thắng lợi

12 tháng 5 2019

- Về chính trị:

+ Ngày 3-3 – 1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp tại Đại hội và thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

+ Ngày 11-3-1951, thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”.

- Về kinh tế:

+ Năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia.

+ Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, tài chính ngân hàng.

+ Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 thực hiện 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã ở vùng tự do. Đến cuối 1953 đã cấp cho nông dân 18 vạn héc ta ruộng đất.

- Về văn hóa, giáo dục: tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục theo ba phương châm – phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất; số học sinh và sinh viên ngày càng tăng; phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ được đẩy mạnh. Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng ra các ngành, các giới với nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú...

19 tháng 4 2018

Đáp án A

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã đưa ra hai báo cáo qua trọng là báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động cách mạng của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, đồng thời vạch rõ tiền đồ của cách mạng Việt Nam

28 tháng 6 2018

Đáp án A

Tại Đại hội lần I (1935) ta vừa trải qua thời gian bị thực dân Pháp khủng bố, lực lượng tổn thất nặng nề, buộc đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Đại hội lần II (1951) ta đã giành chính quyền, ngày càng vững mạnh và dần khẳng định vị trí trên trường quốc tế, thế chủ động trong cuộc chiến đã về tay ta nên việc đưa Đảng ra hoạt động công khai là hợp lý.

3 tháng 11 2018

Đáp án A

12 tháng 10 2019

Đáp án B

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cho thấy Đảng ta đã trưởng thành qua thời kỳ lịch sử gian khổ, từ xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ đến kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta ngày càng trưởng thành và thể hiện đúng đắn đường lối lãnh đạo kháng chiến, thúc đẩy kháng chiến đi lên.

25 tháng 9 2018

Đáp án B

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở một nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

9 tháng 2 2021

Những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II bao gồm:

1. Về chính trị:

- Ngày 3-3-1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951, thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

2. Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Năm 1952, Chính phủ vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia.

+ Tháng 12-1953, thông qua “Luật cải cách ruộng đất”.

+ Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: Thực hiện tất cả 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.

- Thủ công nghiệp và công nghiệp:

+ Đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống.

+ Năm 1953, sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.

- Đưa ra nhiều chính sách xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

3. Về văn hóa, giáo dục, y tế:

Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

Giáo dục: Tiếp tục cải cách giáo dục theo ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất”.

- Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

=> Ý nghĩa:

Những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đã làm tăng thêm sức mạnh của hậu phương kháng chiến. Đây là nhân tố cơ bản nhưng có tính quyết định thắng lợi của quân đội ta trên mặt trận quân sự.