K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Tây Âu:

- Giới quý tộc và giới thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ đưa về châu Âu

- Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, nguồn tư liệu sản xuất của thợ thủ công,...

- Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt đi bán cho các chủ đồn điền,  hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ và trở thành nô lệ của họ.

4 tháng 2 2023

Biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:

- Từ thế kỉ XVI, , tại các công trường thủ công, nơi tập trung đông đảo những người lao động làm thuê. Họ bán sức lao động cho chủ xưởng.

- Một số bộ phận lớn chủ đất ở nông thôn lập các đồn điền trang trại lớn, thuê mướn nhân công, dần trở thành tư sản nông nghiệp. 

- Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp. 

- Các công ty thương mại ra đời vào thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản. 

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu, với sự hình thành các giai cấp mới- tư sản và vô sản.

4 tháng 2 2023

- Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã. 

+ năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã. 

- Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực. 

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất. 

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

12 tháng 1 2023

- Hệ quả: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

- Vì:

+ Giai cấp tư sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất. Mặt khác, để thu được lợi nhuận tối đa, giai cấp tư sản thực hiện việc vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các nước thuộc đạ và áp bức, bóc lột giai cấp vô sản trong nước.

 

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.

13 tháng 1 2023

cop mạng thì tham khảo ( trả lời câu hỏi của giáo viên tốt nhất tự làm )

https://tailieumoi.vn/cau-hoi/doc-thong-tin-hay-cho-biet-kinh-te-xa-hoi-tay-au-thoi-hau-ki-trung-dai-bien-doi-the-nao-HQNLj-115106.html

4 tháng 2 2023

- Biến đổi về kinh tế:

+ Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tíc lũy được một số vốn ban đầu

+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển

 

+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với uy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

- Biến đổi về xã hội:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày cành giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

4 tháng 2 2023

Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:

- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. 

- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan

- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam

- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...

- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. 

- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.

4 tháng 2 2023

- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.

- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.

- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).

12 tháng 1 2023

 

- Hiện tượng “cừu ăn thịt người”:

+ Vào thế kỉ XVII khi nhu cầu lông cừu tăng cao, số đông địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận.

+ Các quý tộc đã cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu, khiến nông dân mất đất, thất nghiệp => phải bán sức lao động => trở thành công nhân.

 ADVERTISING 

- Hiện tượng buôn bán nô lệ:

+ Các nước Tây Âu bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ…

+ Nhờ vào việc cướp bóc tài nguyên ở các nước thuộc địa và buôn bán nô lệ… nên các thương nhân, quý tộc Tây Âu đã nhanh chóng giàu có, họ tích lũy được những số vốn ban đầu, và sử dụng số vốn đó cho việc tái đầu tư sản xuất.

=> Như vậy: hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.