K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Đường bộ: Hiện nay, cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ. Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất. Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh. Nhiều phà lớn đã được thay bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên, còn nhiều đường hẹp và chất lượng xấu.

Đường sắt: Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến là 2632 km. Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống cùa giao thông vận tải ở nước ta. Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc. Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.

Đường sông: Mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4500 km và lưu vực vận tài sông Hồng là 2500 km.

Đường biển : Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Đường hàng không: Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004. hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777, Boeing 767,... Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nằng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Bắc Mĩ và ô-xtrây-li-a.

Đường ống: Vận tải đường ống đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển cùa ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.

17 tháng 12 2021

Nước ta có những loại hình giao thông vận tải là

Đường ô tôĐường sắtĐường sôngĐường biểnĐường hàng khôngĐường ống.
Câu 32: Tổng chiều dài đường sắt của nước ta hiện nay là khoảng2.632 km.A. Đúng.B. SaiCâu 33: Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là đường hàng không?A. Đúng.B. SaiCâu 34 :  Đường sắt loại hình giao thông vận chuyển hàng hóa thấp nhất?A. Đúng.B. SaiCâu 35: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:A. Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đáCâu 36: Tỉnh nào sau đây của...
Đọc tiếp

Câu 32: Tổng chiều dài đường sắt của nước ta hiện nay là khoảng2.632 km.

A. Đúng.

B. Sai

Câu 33: Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là đường hàng không?

A. Đúng.

B. Sai

Câu 34 :  Đường sắt loại hình giao thông vận chuyển hàng hóa thấp nhất?

A. Đúng.

B. Sai

Câu 35: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đá

Câu 36: Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển

A. Thái Bình. B. Quảng Ninh. C. Lạng Sơn D. Nam Định

Câu 37: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là

A. Khai khoáng, thuỷ điện

B. Cơ khí, điện tử

C. Hoá chất, chế biến lâm sản

D. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

0
27 tháng 4 2018

Ở nước ta hiện nay, đã phát triển 6 loại hình giao thông vận tải. Đó là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy và đường ống.

Đáp án: C.

1 tháng 3 2016

     -Các loại hình giao thông ở nước ta: Đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không, đường ống.

     - Loại hình giao thông xuất hiện sớm nhất là đường bộ, mới nhất là đường ống .

 

14 tháng 12 2017

D. All are correct!?

7 tháng 3 2017

Đường hàng không là loại hình giao thông vận tải có khối lượng vận chuyển hàng hoá thấp nhất. Chỉ chiếm 0,01% năm 1990; 0,03% năm 2002.

Đáp án: B.

17 tháng 4 2018

Đường bộ (đường ô tô) là loại hình giao thông vận tải có khối lượng vận chuyển hàng hoá nhiều nhất. Chiếm 58,94% năm 1990; 67,68% năm 2002. Do có nhiều ưu điểm: phủ rộng cả nước, trải qua nhiều dạng địa hình.

Đáp án: B.