K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

C1: chủ đề của bài thơ : lòng yêu quê hương đất nước của tác giả .

C2: biện pháp tu từ :điệp ngữ ( Nếu là - tôi sẽ )

C3: muốn gửi gắm đến những suy nghĩ , tấm lòng , tinh thần yêu quê hương đất nước của tác giả đồng thời t/g cũng muốn lan tỏa đến mọi người tinh thần này.

+ khát vọng trở thành những thứ tốt đẹp nhất cho quê hương của tác giả

C4: có thể tham khảo như sau:

"Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ ". Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc ? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.

15 tháng 4 2022

cảm ơn ạ

 

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmLà người, tôi sẽ chết cho quê hương.                                         (Tự nguyện – Trương Quốc Khánh)Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.Câu 2: Nội dung chính của khổ thơ là gì?Câu 3: Tác dụng của...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmLà người, tôi sẽ chết cho quê hương.

                                         (Tự nguyện – Trương Quốc Khánh)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Nội dung chính của khổ thơ là gì?

Câu 3: Tác dụng của một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4: Theo em thông qua những ca từ trên, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lối sống cống hiến cho quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay.

1
16 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: biểu cảm

Câu 2:

NDC: ước mơ được làm loài chim, loài hoa, đám mây... để cống hiến cho quê hương

Câu 3:

BPTT: điệp ngữ (Nếu là)

=> chỉ khát vọng được trở thành những thứ đẹp nhất cho quê hương

Câu 4:

Tác giả muốn chúng ta hãy cố gắng để trở thành loài chim, loài hoa, đám mây đẹp nhất cho đất nước, cống hiến và hi sinh cho quê hương

Câu 5: 

Tham khảo:

Peter Marshall – thượng nghị viện Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Thế giới luôn không đủ, vì vậy, cống hiến của mỗi con người là để lấp đầy những khoảng trống đó để tạo nên những điều giá trị. Nếu ta có trí tuệ hãy dâng tặng trí tuệ, dùng trí tuệ để đưa ra những sáng kiến, phát minh, phát triển khoa học. Nếu ta chỉ có cơ bắp, hãy cống hiến cho lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc của chiếc lá là phải xanh vì màu diệp lục kia sẽ tỏa bóng mát cho đời. Xã hội sẽ đẹp hơn nếu ai cũng biết cống hiến, thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. Cống hiến cũng chính là đức hi sinh, hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển chung của cộng đồng, hi sinh thời gian và công sức của mình vì sự tiến bộ của nhân loại. Bởi vậy nhân danh sự tiến bộ của thế giới, mỗi chúng ta hãy học tập, lao động và cống hiến hết mình vì một thế giới tốt đẹp.

 

15 tháng 4 2022

giải hộ mình câu trên này với nha

 

7 tháng 7 2021

a, Thể thơ: tự do

PTBD: biểu cảm

b, BPTT: liệt kê

Tác dụng: Nêu lên quan điểm được cho đi của tác giả, tác giả mong rằng mình sẽ hóa thành những thứ tốt đẹp nhất dành cho quê hương

c, Đoạn thơ nói lên ước mơ cho đi của tác giả, tác giả luôn mong được cống hiến cho quê hương, đất nước

d, Tác giả muốn gửi đến thông điệp: Sống là phải biết cống hiến, biết cho đi

8 tháng 7 2021

Sửa xíu lại câu b là BPTT đó là điệp ngữ, điệp cấu trúc : "Nếu....là"

Mục đích: Nhấn mạnh khao khát sống được cống hiến của bản thân cho đời.

Trong bài hát Tự nguyện, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có những lời ca thật tha thiết:Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câutrắng Nếu là hoa, tôi sẽ làm mộtđoá hướng dươngNếu là mây, tôisẽ làm một vầng mây ấm Nếu làngười, tôi sẽ chết cho quê hương. Câu 1.Những lời hát trên gợi cho em nhớ đến khổ thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?Hãy ghi lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài hát Tự nguyện, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh có những lời ca thật tha thiết:

Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu
trắng Nếu là hoa, tôi sẽ làm một
đoá hướng dươngNếu là mây, tôi
sẽ làm một vầng mây ấm Nếu là
người, tôi sẽ chết cho quê hương. 

Câu 1.Những lời hát trên gợi cho em nhớ đến khổ thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
Hãy ghi lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2: Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ. Hãy
chỉ rõ và phântích tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Theo em, nguyện ước của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và nguyện
ước của nhạcsĩ Trương Quốc Khánh trong bài hát trên có điểm gì giống nhau?
Câu 4: Dựa vào khổ thơ thứ hai của bài Mùa xuân nho nhỏ, hãy viết một đoạn văn khoảng 12
câu theo cáchlập luận tổng - phân - hợp để làm rõ những cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất
nước. Trong đoạn cósử dụng một thành phần cảm thán và một phép thế để liên kết câu (gạch
chân, chú thích rõ).

1
17 tháng 3 2022

1.

- Chép thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

- HCST: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời.

2. BP điệp ngữ: ta...

=> Tác dụng: tạo nhạc tính cho câu thơ; nhấn mạnh mong ước, khát vọng được cống hiến cho đất nước dù là những điều nhỏ bé, giản dị nhất.

3. Bài MXNN và bài nguyện ước có điểm giống nhau là đều mong muốn được cống hiến, được góp sức cho quê hương. Đây là mong muốn giản dị nhưng chân thành và tha thiết.

4. HS viết đoạn văn. chú ý yêu cầu phụ: có thành phần cảm thán và phép thế để liên kết và gạch chân, chú thích rõ.

“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết. – Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn...
Đọc tiếp

Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết.

 

– Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé.

Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên...”

 

1. “Chúng tôi” trong đoạn văn trên chỉ những ai? Công việc của họ là gì? 

2. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. 

3. Xét về cấu tạo, câu “Thế là tối lại ra đường luôn.” thuộc kiểu câu nào? Câu văn in đậm trong đoạn trích trên vốn là bộ phận nào của câu “Thế là tối lại ra đường luôn.”? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi...
Đọc tiếp

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".

1
12 tháng 7 2020

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

b) PTBĐ : tự sự

c) Trong từng giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà mà ông chưa trao được cho con.Tuy rằng sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.Đó là ánh nhìn của một người sắp ra đi nhưng chứa đựng trong nó là một tình cảm thiêng liêng cháy bỏng của ông.Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn tình yêu thương chân thành , chứa đựng cả nỗi đau xót đến tột cùng khi không ông không còn có cơ hội để gặp lại đứa con gái .Đó còn là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con bất diệt , mãi tồn tại trong cả ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể , không bao giờ hủy diệt được tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng, cao quý.