K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2019

1. Triều đại nhà Ngô (939 – 965) trị vì 25 năm

Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Nhà vua đã bỏ Tống Bình (Đại La), thành phố do người Trung Quốc thiết lập và lên ngôi tại Cổ Loa (kinh đô của vương quốc Âu Lạc xưa). Nhà vua mới thiết lập một triều đình nhưng còn trong tình trạng trứng nước và vương quyền cũng mới chỉ là một tước hiệu hơn là một quyền lực.

Các lực lượng tồn tại dai dẳng ở địa phương luôn có khuynh hướng chia nhỏ lãnh thổ. Ngô Quyền đã phải mất 6 năm tại ngôi để đánh bại các cuộc nổi dậy của các sứ quân; và qua đời quá sớm vào năm 944, khi ấy nền hành chính chưa thống nhất, triều đình chưa được tổ chức xong; khắp nơi trong nước các tướng lĩnh nổi dậy và giao chiến với nhau dẫn đến việc thành lập 12 sứ quân. Đất nước bị xâu xé, dân chúng khát khao hòa bình và thống nhất cần thiết cho nông nghiệp. Ý chí của quần chúng nhân dân được thể hiện nơi Đinh Bộ Lĩnh.

2. Triều đại nhà Đinh (968 – 980) trị vì 12 năm

Đinh Bộ Lĩnh là con của một thứ sử ở Hoan Châu, người Hoa Lư (Ninh Bình). Hồi nhỏ ông đã khiến các trẻ chăn trâu phải kiêng nể và tôn làm thủ lĩnh của chúng. Lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ông ngồi; lấy bông lau làm cờ, lấy tre làm giáo, và dưới quyền điều khiển của ông, kéo nhau đi tấn công lũ trẻ con các làng bên cạnh. Lớn lên, ông tới phục vụ cho sứ quân ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Thấy ông là người thông minh và dũng cảm, vị sứ quân này giao cho ông nắm giữ binh quyền. Sau khi sứ quân mất, Đinh Bộ Lĩnh đóng binh vững chắc ở Hoa Lư và lần lượt bắt các sứ quân khác phải hàng phục.

Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.

Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày nay, kinh đô xưa của hai triều đại nhà Đinh và Tiền Lê. Ảnh: Internet.

Gạch xây thành thời Đinh – Tiền Lê. Ảnh: BTLSQG

3. Triều đại nhà Tiền Lê (980 – 1009) trị vì 29 năm

Do Vệ Vương (Đinh Toàn) là con trai của vua Đinh Tiên Hoàng lúc lên ngôi mới có 6 tuổi. Nên mọi quyền hành đều nằm trong tay Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhà Tống tính lợi dụng lúc vua còn nhỏ để lập nên ách đô hộ của Trung Quốc. Nhưng khi ấy những người theo phò tá Lê Hoàn đã tôn ông lên làm vua để chống lại quân giặc. Thái hậu Dương Vân Nga thể theo nguyện vọng của các tướng sĩ đã khoác áo bào cho Lê Hoàn.

Được sự tín nhiệm của đình thần, Lê Hoàn lấy tước hiệu là vua Lê Đại Hành đã cầm quân đánh thắng quân Tống vào năm 981. Nhưng thế lực của nhà Tống vẫn còn đáng sợ nên nhà vua đã xin cầu hòa với nhà nước Khai Phong và được Khai Phong chấp nhận. Có được hòa bình với Trung Quốc, Lê Đại Hành đã tổ chức đạo quân sang đánh Chămpa. Sau khi có được sự kính nể của cả phía Bắc và phía Nam đối với Đại Cồ Việt vua Lê Đại Hành đã cho làm đường và đào kênh để phát triển giao thông và kinh tế. Theo gương các triều đại Trung Quốc, Lê Đại Hành lập lễ tịch điền bằng cách đích thân cày những luống cày đầu tiên để vỡ đất. Ông cũng là vị vua đầu tiên cho đúc tiền Thiên Phúc (trước đó nước ta đều sử dụng tiền của Trung Quốc).

Đồng tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”. Ảnh: BTLSQG

Ông mất vào năm 1005 sau 24 năm trị vì và củng cố nền móng Việt Nam. Năm 1009 sau khi ông mất, con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.

Covatvietnam.info tóm tắt

1 tháng 1 2019

Đóng góp to lớn của các triều đại trong cuộc kháng chiến:

- Đập tan tham vọng của giặc ngoại xâm

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Nâng cao tinh thần yêu nước

- Phát huy truyền thống quân sự Việt Nam

- Củng cố nền độc lập dân tộc

Mình mò thôi ko chắc đâu

15 tháng 10 2018

Em thích trận đánh ở triều đại nhà Ngô. (trận chiến Bạch Đằng giang)

nguyên nhân: năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền từ chủ cho người Việt ở Tĩnh hải quân,từ xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hạ để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.Kiều Công Tiễn sợ hãi bèn sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh hải quân lần thứ 2.Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh hải quân không còn tướng giỏi,bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao chỉ vương" thống lĩnh thủy quân cuộc chiến từ đây mà bắt đầu.

Diễn biến:Vào một ngày cuối mùa đông năm 938,trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi nuốt sống liền hùng hổ tiến vào.Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu,quân Nam Hán đuổi theo.Đợi đến khi thủy triều xuống,ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết.Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội.

Kết quả:Quân ta thắng lớn

Ý nghĩa:Đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam,nối lại quốc thống cho dân tộc.

HOK TỐT

9 tháng 10 2018

mk TL cho nhưng ngô-đinh-tiền lê là j z mk chỉ bt

Ngô-Đinh-Tiền Lê thui

9 tháng 10 2018

Nhà Ngô:

-Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở Cổ Loa

-Xây đựng lại bộ máy nhà nc gồm:VUA-QUAN VĂN-QUAN VÕ-THỨ SỬ CÁC CHÂU

Nhà DĐinh

-Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế dặt tên nc là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lưu

-Năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình 

Phong vương cho các con ,cử tướng thân cận giữ các chúc vụ chủ chốt

Xây dựng cung điên,đúc tiền sử phạt ngiem những kẻ có tội 

Nhà Tiền-Lê

-Năm 970 ĐTH bị giết nộ bộ lục đục 

Nhà Tống lăm le xâm lược

Lê Hoàn suy tôn lên làm vua

-Sơ đồ chính trị;VUA,THÁI SƯ,ĐẠI SƯ-QUAN VĂN QUAN VÕ-10 LỘ-PHỦ(CHÂU)

9 tháng 1 2020

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…



#Châu's ngốc

4 tháng 10 2019

Câu 1 : Ngô Quyền sau khi giành độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước xưng đế bởi vì:
- Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục nên so với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền đôc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc.

Câu 2 : Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:

- Các chính sách khuyến nông: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Nhà nước chú trọng phát triển thủ công nghiệp nhà nước với nhiều xưởng thủ công quy mô lớn, tập trung nhiều thợ giỏi và khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống trong nhân dân.

- Giữ mối quan hệ hòa hảo với nhà Tống để nhân dân hai nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước,…

16 tháng 10 2018

-Trong trận đánh của triều đại nhà ngô, Đinh Tiền Lê, Lý, em thích nhất là trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền

a, Nguyên nhân

-Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.

b, Diễn biến

-Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đã tiến vào vùng biển nước ta.

-Ngô Quyền đã cho một đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch, tiển sâu vào bãi cọc ngầm.

-Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng, đánh quật trở lại

c, Kết Quả

-Trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi

d, Ý nghĩa

-Kết thúc hơn 1000 năm phong kiếm phương Bắc đô hộ, khẳng định lền đọc lập lâu dài của tổ quốc.

k cho mik nha. Chúc bạn học tốt!