Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ:
+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,
+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
+ Từ láy “phất phơ”,
+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”
+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .
+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .
+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
+ Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
+ Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
+ Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
+ Tạo nhiều liên tưởng độc đáo
a, Ca dao than thân là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.
+ Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến.
+ Ca dao thường sử dụng: hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…
+ Biểu hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…
Ca dao hài hước: tiếng cười tự trào, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người dân lao động, hoặc là tiếng cười phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
b, Các biện pháp nghệ thuật phổ biến trong ca dao:
- Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì…
- Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, ngọn đèn, cây cầu, tấm khăn…
- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản
- Sử dụng thể thơ lục bát
- Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa