K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Ý nghĩa :

Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ,ý chí quyết tâm dành lại quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta

Việc nhân dân ta lập đền thờ đã nói lên :

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

2 tháng 3 2023

KO BTbucminh

3 tháng 3 2023

     Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân 

nguyên nhân : Do chính sách cai trị tàn bạo và thâm độc của nhà Lương 

diễn biến :

-Mùa Xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa quân chiến thành Long Biên .

-Mùa Xuân  năm 544 khởi nghĩa thắng lợi : Lý Bí lên ngôi hoàng đế , đặt tên nước là Vạn Xuân .

`=>` Lý Nam Đế rút quân vào động khuất lão vào treo quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục .

- Triệu Quang Phục lôi quân về Dạ Trạch , xây dựng căn cứ , tổ chức đánh du kích

- Năm 550 , sau khi đánh bại Lương , Triệu Quang Phục lên ngôi vua

kết quả : 

cuộc khởi nghĩa thắng lợi 

 

            Cuộc khởi nghĩa  Mai Thúc Loan 

- Năm 713 Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa , nhanh chóng làm chủ Hoan Châu 

`=>` ông xưng đế , xây thành Vạn An 

- Sau đó ông đem quân tấn công ra Bắc đánh chiếm thành Tống Bình 

- 722 Nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp 

- Ít lâu sau cuộc khởi nghĩa bị dập tắt 

 

             Cuộc Khởi nghĩa Phùng Hưng

-776  Phùng Hưng cùng hai em trau dựng cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm 

- Sau đó ông tấn công và chiếm được thành Tống Bình , xắp đặt việc cai trị 

- 791 Phùng Hưng mất , Phùng An lên nối nghiệp cha 

- Ít lâu sau nhà Đường đem quân tấn công , cuộc khởi nghĩa kết thúc

 

=> 

 việc nhân dân ta lập đền thờ các vị tướng đã có công dựng nước chứng tỏ : nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của những vị tướng 

                                                                                                                1.nguyên nhân , diễn biến ,kết quả , ý nghĩa cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng ?2. nhân dân ta lập đền thờ 2 bà Trưng thể hiện điều gì?3. trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân hán của 2 bà Trưng ? vì sao cuộc kháng chiến thất bại?4. những thay đổi về văn hóa nước ta từ thời kì I đến thời kì XI? tại sao nhân...
Đọc tiếp

                                                                                                                1.nguyên nhân , diễn biến ,kết quả , ý nghĩa cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng ?

2. nhân dân ta lập đền thờ 2 bà Trưng thể hiện điều gì?

3. trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân hán của 2 bà Trưng ? vì sao cuộc kháng chiến thất bại?

4. những thay đổi về văn hóa nước ta từ thời kì I đến thời kì XI? tại sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của nhân dân ta?

5. sự thành lập nhà nước vạn xuân?

6.diễn biến cuộc khởi nghĩa lí bí ? vì sao hào kiệt va nhân dân khắp nơi về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này?

7. kể tên chính  sách cai trị cuả triều đại phong kiến trung quốc đối với nhân dân ta? trính sánh cai trị thâm hiểm nhất của họ là gì? vì sao?
 

3
2 tháng 4 2021

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
2 tháng 4 2021

câu 2:Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc… Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi: ... – Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

14 tháng 4 2016

Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa : đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi (rửa sạch nước thù) nhằm khôi phục nền độc lập dân tộc (đem lại nghiệp xưa họ Hùng) là chính. Còn mục tiêu trả thù nhà chỉ là phụ.

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

Chúc bạn học tốt!hihi

14 tháng 4 2016

Mục tiêu khởi nghĩa Hai Bà Trưng là :

- Do chính sách cai trị của các triều đại phong kiến quá tàn bạo khiến nhân dân căm phẫn

- Do chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị quân Hán giết

 

-

Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo chính sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

-Người xưa thường nói: "Sinh vi tướngtử vi thầnnghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ)

2 tháng 4 2021

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

2 tháng 4 2021

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

 



Sự hi sinh của bà thể hiện lòng dũng cảm của 1 vị anh hùng

1 tháng 3 2016

a) Nguyên nhân

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biến

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa bị dần ác

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

d)Ý nghĩa

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc ta.

3 tháng 3 2016

 

1. Nguyên nhân

Khi nhà Ðông Hán bên Tàu mất ngôi thì đất Giao Châu thuộc về nhà Ðông Ngô cai trị. Nhà Ðông Ngô sai Lục Dận sang làm Thứ Sử Giao Châu. Lục Dận là một kẻ tàn bạo, các quan Tàu dưới quyền lại tham nhũng. Nhân dân đau khổ, căm hờn, những mong có người phất cờ khởi nghĩa để nổi lên hưởng ứng. Người ấy là Bà Triệu.

 

2. Thân thế Bà Triệu

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Bà ở với anh là Triệu Quốc Ðạt. Dầu là phận nữ nhi, Bà có sức mạnh lại thêm có chí khí và mưu lược. Lúc 20 tuổi, gặp người chị dâu ác độc. Bà bỏ nhà vào núi ở.

Trước cảnh đồng bào bị người Tàu hà hiếp, Bà bèn chiêu mộ binh mã mưu việc cứu nước. Anh Bà khuyên can, Bà đáp rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta". Người anh nghe được cũng vào rừng tụ tập nghĩa binh để chờ ngày khởi sự.

 

3. Cuộc khởi nghĩa

Năm 248, thừa lúc lòng dân phẫn uất đến cực độ, Bà cùng anh dấy binh ở quận Cửu Chân. Khi ra trận, Bà cỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương. Bà đánh với quân Tàu nhiều trận dữ dội. Thanh thế Bà lừng lẫy, vang dội đến Trung Hoa.

 

4. Bại trận tử tiết

Nhà Ðông Ngô vội sai Lục Dận đem một đạo binh rất lớn đi đánh Bà. Bà chống cự hăng hái được sáu tháng. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận. Bà chạy đến làng Bồ Ðiền, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, rồi tự tử. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, nơi Bà tự tử vẫn còn đền thờ.

 

5. Treo gương ái quốc

Sau hai Bà Trưng, Bà Triệu, dầu sự nghiệp chưa thành, là vị anh thư thứ ba treo gương ái quốc cho dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước sau này.

16 tháng 3 2021

Câu 1 : ( cho câu hỏi rõ hơn đi, câu chung quá)

Câu 2 :

Những việc làm của Lý Bí:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

    Đặt tên nước là Vạn Xuân bởi từ "Vạn Xuân" đặt tên cho nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Nó còn khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

Câu 3 :

image

Câu 4 :

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng và các vị tướng...