Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Đặc điểm khí hậu châu Á:
- Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng: có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu.
- Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á
+ Kiểu khí hậu gió mùa : -Mùa đông lạnh, khô, ít mưa
-Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều
+Kiểu khí hậu lục địa:- Mùa đông khô- rất lạnh
- Mùa hè khô- rất nóng
2 Vì:
-Là nơi tập trung cư trú, phát triển văn hóa lâu đời ven các con sông ( văn minh Lưỡng Hà ở Tây Nam Á ven sông Tigris và Euphrates, văn minh sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Trung Quốc sông Trường Giang, Hoàng Hà)
-Khí hậu dễ chịu, có mưa, có sông để phát triển nông nghiệp,
-Địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi trên đất liền, dễ xây dựng đô thị
-Ven biển, xây dựng cảng biển trao đổi thương mại, hàng hóa, truyền bá văn hóa
Thành ra cho dù ven biển hay gặp bão và thiên tai nhưng người dân vẫn cứ đua nhau ra ở gần biển cho sướng. Tổng kết chung lại thì thành phố tập trung thành cụm ở Đông Á ( nhật, Trung quốc, Hàn quốc), Đông Nam Á ( Philippin, Malay, Indo, Thái Lan, Việt Nam), Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh)., Tây Nam Á.
1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất.
+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao).
+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện.
+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội.
Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ. Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất trong khu vực và lớn thứ ba trên thế giới. Xu-ma-tơ-ra, Gia-va, Xu-la-vê-di, Lu-xôn cũng là những đảo lớn. Ngoài ra còn nhiều biển xen kẽ các đảo.
Vị trí cầu nối của khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các nước trong vùng châu Á - Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ và có nhiều nước trên thế giới đến khu vực để đầu tư phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Dân cư tập trung đông ở phần phía đông đất liền .
Do :
- Địa hình đi lại dễ dàng
- Phát triển kinh tế , nông nghiệp , giáp biển .
A)
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. – Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
A.
- Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực:
Đồi núi
Đồng bằng
Bờ biển và thềm lục địa.
B,
- đặc điểm vùng núi tây bắc:
+vùng núi cao nằm giữa sông hồng và sông cả
+ có sơn nguyên đá vôi hiểm trở kéo dài theo hướng tây bắc -đông nam
+có đồng bằng trù phú nằm giữa vùng núi cao: than uyên, mường thanh, nghĩa lộ,...
Vùng núi Đông Bắc:
- Nằm ở tả ngạn S. Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Hướng nghiêng chung Tây Bắc-Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: - Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. - Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Bờ biển và thềm lục địa.