K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

Sau khi học xong bài''Thạch Sanh''chi tiết để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là chi tiết:''cây đàn thần''.Vì Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng .Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

13 tháng 10 2016

​Tham khảo nè bạn:Hỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ văn

9 tháng 10 2016

Sau khi học xong bài''Sơn Tinh,Thủy Tinh''chi tiết làm cho em hấp dẫn nhất vẫn là chi tiết cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Thủy Tinh hóa phép gây ra mưa to, gió lớn, sấm sét ầm ầm, dâng nước đánh Sơn Tinh. Đoàn thủy quái đông đúc: thuồng luồng, cá sấu, ba ba, rắn rết… hàng ngàn, hàng vạn con xông lên. Mây đen bao phủ trời đất. cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Sông Đà, núi Tản Viên trở thanh bãi chiến trường. Sơn Tinh cùng bộ tướng, quân sĩ đóng cọc chắn sóng, ném đá, bắn nỏ, gõ cối, reo hò. Mưa gió tầm tã. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh hóa phép nâng núi lên cao bấy nhiêu! Nước sông Đà đỏ ngầu máu thủy quái, xác ba ba thuồng luồng nổi lên nhiều vô kể. Chi tiết này nói lên sức mạnh vô địch của Sơn Tinh và sự thất bại nặng nề của Thủy Tinh.Đánh mãi không được, Thủy Tinh hậm hực rút quân về. Nhưng oán nặng thù sâu không thể quên được. Vì thế cứ đến tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, Thủy Tinh lại kéo đại binh lên Tản Viên đánh Sơn Tinh hòng giành lại người đẹp và đã gây ra mưa to gió lớn, lũ lụt tàn phá nặng nề. Thủy tai trên miền Bắc nước ta đã thành quy luật nghiệt ngã bởi cuộc "báo oán" khôn nguôi của Thủy Tinh.Vì thế khi đánh trong em thấy đc hình ảnh Sơn Tinh thật đẹp.Hình tượng nâng núi lên cao lên cao mãi… của Sơn Tinh là kì diệu nhất, thể hiện ước mơ của người Việt cổ xưa muốn có sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên tai, lũ lụt. Cách giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt trên miền đất Văn Lang của người Việt xưa thật hồn nhiên mà không kém phần bay bổng, lãng mạn.

7 tháng 9 2017

mình thích chi tiết thủy tinh bại trận rút quân về.vì thủy tinh là hình tượng của lũ lụt còn sơn tinh là hình tượng của nhân dân ta cho nên nếu sơn tinh thắng thủy tinh cũng như nhân dân ta chiến thắng lũ lụt.

27 tháng 9 2020

Em thích nhất là chi tiết : '' sau khi thắng trận , đất nước yên bình , Rùa thần ngoi lên đòi gươm '' vì chi tiết này tượng trưng cho sự hòa bình , vũ khí không nên dùng khi đất nước đã hòa bình . Cũng nói lên rằng Việt Nam là nước không muốn xảy ra chiến tranh , yêu hòa bình và quyết tâm đánh đuổi giặc khi bị các nước xâm lược.

9 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Chi tiết này thể hiện lòng yêu nước, mong muốn đất nước được bình yên sống trong sự hòa bình. Dân không bị nghèo đói và thiếu quần áo, thức ăn.

 

9 tháng 10 2016

đọc xong truyện "Thánh Gióng"chi tiết có ấn tượng sâu sắc trong lòng em.đó là chi tiết"gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ"vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo.thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình,ko có chiến tranh.Thánh Gióng cò mang trong mình một sức mạnh lớn lao:đó là sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.nên em thích chi tiết này

7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

14 tháng 2 2022

Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.
Dựa vào đây để viết thành đoạn nhé

14 tháng 2 2022

refer

Khi ai hỏi em về nhân vật cổ tích toàn tài nhất, thì em liền nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Một chàng trai tinh thông võ nghệ, lại còn biết nhiều phép lạ. Chàng luôn dùng tấm lòng nhân hậu, bao dung đối xử với mọi người. Đặc biệt, chàng còn vô cùng chính trực, thẳng thắn. Dù cuộc sống không máy khá giả, ở trong một túp lều cũ nát. Nhưng chàng không hề nhận lấy một đồng tiền tạ ơn nào của vua Thủy Tề cả. Bởi chàng không tham lam, chàng cũng không cứu người để chờ trả ơn. Chàng làm tất cả bởi trái tim chính nghĩa của chàng mách bảo điều đó. Thạch Sanh thật đúng là một nhân vật anh hùng.

14 tháng 2 2022

Tham khảo:

Truyện Thạch Sanh là câu chuyện cổ tích em yêu thích nhất, không chỉ vì nó truyền tải những nội dung giàu ý nghĩa nhân văn. Mà còn bởi vì truyện có sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hấp dẫn. Trong đó, phải kể đến chi tiết tiếng đàn thần. Tiếng đàn thần là những âm thanh do Thạch Sanh tạo ra từ chiếc đàn thần do vua Thủy Tề gửi tặng. Tuy nhiên, nếu chỉ là như thế thì đã chẳng có gì đặc biệt. Điều thực sự khiến em thích thú chính là công hiệu của tiếng đàn. Chỉ là những âm thanh du dương, trầm bổng mà chứa đựng cả muôn ngàn cảm xúc, tình tự. Điều mà có khi dùng cả thiên ngôn vạn ngữ cũng không nói nên lời. Tiếng đàn ấy, giúp công chúa khỏi bệnh, có thể nói, có thể cười, dù trước đó biết bao danh y chẳng thể trị được. Cũng tiếng đàn ấy, khiến muôn ngàn binh lính tàn bạo, dũng mãnh trở nên yếu mềm, nhớ quê hương tha thiết mà từ bỏ chiến đấu. Sức mạnh đích thực của tiếng đàn đó, chính là kết nối những trái tim lại với nhau. Dù là ai, ở đâu, vị thế ra sao thì họ đều là con người, đều bế yêu thương và đau khổ. Việc của tiếng đàn là kết nối chúng lại với nhau, khiến con người gần nhau hơn, thực người hơn. Chi tiết tiếng đàn thần thực sự đã chạm đến chân lý của nghệ thuật vĩnh hằng, đó là nghệ thuật vị nhân sinh.

28 tháng 9 2019

Câu 1:                                                                                                                                                                                                                 - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.                                                                                                                                                                                                                  Câu 2:                                                                                                                                                                                                                - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.                                                                                                        - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.                                                                                                                                                                                                                

3 tháng 10 2019

Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

Câu 2: 

- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.

- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

8 tháng 3 2016

-Trong bài thơ em thích nhất chi tiết:

Chú bé loắt choắt

Cái chắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt 

Cái đầu nghênh nghênh

-Em thích chi tiết đó vì nó thể hiện được tính hồn nhiên,vui tươi,yêu đời của Lượm.Nói lên lòng yêu nước của chú,dù nguy hiểm nhưng chú vẫn dũng cảm vượt qua.

8 tháng 3 2016

thanks Bùi Như Quỳnh nhìu nha!