K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2017

Những điểm tạo nên vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh:

- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại

- Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam gợi ta nhớ tới các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao.

14 tháng 8 2016

 Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

 

 

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiển..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời  mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà  đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính  trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

  Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.



 

14 tháng 8 2016
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...  
14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lên. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập.

Tham khảo :

Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. Con người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

21 tháng 8 2019

Fuck you !!!!!!!!!!

 
21 tháng 8 2019

@Tôn Ngộ Không
Cái quần què gì vậy ")

14 tháng 8 2016

bn vào phần văn sử địa ngay dưới câu hỏi của bn có đó

15 tháng 8 2016

 Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

 

 

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiển..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời  mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà  đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính  trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".


 

20 tháng 10 2018

Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).

- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên (dẫn chứng)

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)

- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).

- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).

\(\Rightarrow\) Bằng những biện pháp trên cho thấy lối sống giản dị thanh đạm gần gũi của bác bác là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại sữa thanh cao và giản dị. Tác giả đã liên tưởng đến cuộc sống của các vị hiền triết xưa so sánh với cuộc sống của nguyên thủ quốc gia khác. Đó là một lối sống đẹp giản dị và thanh cao một lối sống có văn hóa đó là vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.

15 tháng 9 2021

-kết hợp giữa kể và bình luận

-chọn lọc những chi tiết tiêu biểu

-đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt

-sử dụng nghệ thuật đối lập

\(\rightarrow\)vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị

7 tháng 9 2021

tham khảo:

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc" với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi."

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ", đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị" với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.