K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2021

Để cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa lưng trông xuống thể gian cười.

"Rằm tháng tám" là thời điểm mặt trăng viên mãn tròn đầy nhất. Đó cũng là thời điểm cả nhân gian ngước nhìn chiêm ngưỡng mặt trăng. Khi ấy, nhân loại sẽ dáo dác khi thấy một Tản Đà ngông ngạo "tựa lưng" cùng chị Hằng xinh đẹp, thần phép. Với tư thế ngồi "tựa lưng" thân thiết, tình tứ, từ trên cao lơ lửng của vũ trụ, họ cùng nhìn xuống mà nở nụ cười thách thức nhân gian ô trọc, bé nhỏ, hèn mọn. Hình ảnh này đã thể hiện đậm nét sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Không chỉ vậy, cái cười ở đây của nhà thơ vừa thể hiện niềm vui vì đã thoả mãn được cái khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được sự bụi bặm của cõi trần, vừa là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần - nó thật nhỏ bé trước con mắt và tầm vóc lớn lao của nhà thơ.

7 tháng 3 2021

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có một nhan đề thật thơ mộng và thật hay. Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Cuộc sống chiến đấu gian lao và nguy hiểm nhưng không làm họ tắt đi niềm yêu đời, yêu sống. “Những ngôi sao xa xôi” trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn mỗi khi có thời gian. Họ gửi và đó những mộng mơ, những khao khát thời thiếu nữ. “Những ngôi sao xa xôi” có lẽ cũng là hình ảnh mà những người chiến sĩ trên tuyến đường ấy đã cảm nhận được khi nhìn vào đôi mắt những cô gái ấy: “Có cái nhìn sao mà xa xăm”... Nhan đề rất gợi ấy đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, bay bổng của những người nữ thanh niên xung phong ngay cả khi họ cận kề với sự chết chóc, hiểm nghèo. Đó thực sự là một nhan đề đầy tính nhân văn.

2 tháng 6 2020

em thấy rất hay

25 tháng 5 2021

bình thường

26 tháng 9 2021

Trả lời :

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.

Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.

~ HT ~

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
đó là tình cảm mẹ con thiêng liêng ,người còn cảm nhận được sự vất vả của mẹ mình khi phải làm lụng vất vả để nuôi đưỡng người con khôn lớn . và người con đã ước hóa thành đám mây để che nứng cho mẹ để mẹ không phải làm việc ngoài trời nắng
Tình cảm của người con đối với người mẹ : Hiểu cho nỗi khổ cực ngày đêm làm lụng vất vả nuôi con. Người con trong đoạn thơ muốn mình có thể làm cho mẹ đỡ mệt nhọc thể hiện lòng hiếu thảo đối với người mẹ.

31 tháng 12 2020

Lớp 5 thật á?

31 tháng 12 2020

LOP 7 MA

27 tháng 9 2021

Nhà thơ giúp em cảm nhận được trái đất là một tài sản vô cùng quý giá của mọi người. Trái đất được tác giả so sánh với quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Trái đất luôn ấm áp tiếng chim gù và hình ảnh cánh chim hải âu bay trên sóng biển. Điều đó cho ta thấy trái đất của chúng ta được bình yên trong sáng. Đó là biểu tượng của cuộc sống thanh bình của mọi người trên đất nước chúng ta.

Trong bài thơ "Đất" , nhà thơ Trần Đăng Khoa viết :

Đất muốn nói điều chi thế

Mà không nói được với người

Mà rạo rực trong quà ngọt

Mà rưng rưng màu lá tươiEm cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .

26 tháng 5 2021

Em cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .

18 tháng 5 2018

                                                         BÀI LÀM

Một giọng thơ lạ. Có thể nói như vậy về bài thơ Về ngôi nhà đang xây của tác giả Đồng Xuân Lan - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa

Chỉ riêng cái tên bài thơ thôi cũng phần nào nói lên điều ấy. Cái đề tài khơi nguồn cảm xúc mới nghe đã qua thấy có vẻ chẳng “ nên thơ” chút nào. Rồi nhạc thơ. Tự do mà rơi. Lúc vần. Lúc không. Tự nhiên và đôi khi cũng “ dở dang” như chính ngôi nhà đang xây. Hấp dẫn theo một nét khác so với các bài thơ trong sách.

Bút pháp bài thơ thực ra cũng không có gì mới. Thiên nhiều về tả. Có cảm giác bài thơ giống như một bài văn miêu tả mẫu mực về ngôi nhà đang xây dở: có giới thiệu đối tượng cần tả, tả chi tiết và có kết thúc phù hợp. Song cách miêu tả lại vô cùng độc đáo:

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

Cái độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật miêu tả trong bài thơ là do nghệ thuật so sánh được tác giả vận dụng rất tự nhiên, “ nói ra” rất tự nhiên. Chiều các em đi học về qua ngôi nhà đang xây dở và dừng lại xem. Các em quan sát thấy những gì? Thấy được biết bao điều thú vị! Này là giàn giáo trông giống như một cái lồng bao bọc, che chở cho toàn bộ khu nhà. Này là những trụ bê tông vươn lên nom giống hệt những mầm cây.

Tất cả hiện lên thật sinh động trong con mắt trẻ em. Nó không còn là những sự vật cứng nhắc, vô tri vô giác nữa mà dường như cũng có một sự sống, một linh hồn ẩn chứa trong đó. Bác thợ nề thì thật là vui tính, thân thiện khi chào tạm biệt các em – những đứa trẻ không quen biết - đang mê mải ngắm nhìn công trình chưa hoàn thiện của bác. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Ngôi nhà như một sinh linh khổng lồ, đang “ tựa” mình vào nền trời sẫm biếc. Con người thân thiện. Cảnh vật cũng thân thiện, chan hoà với nhau qua cách nhân hóa tài tình. Góc nhìn em đang đứng ngắm khiến ngôi nhà hiện lên càng thêm nổi bật. Ngôi nhà đứng đó nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, “ thở” ra mùi vôi vữa nồng hăng. Những từ ngữ “ tựa”, “ thở” khiến cho ngôi nhà cũng như biết cọ quậy, giống như một anh chàng khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Cách miêu tả chân thực mà lại rất đỗi sinh động! Nhưng trong mắt em, ngôi nhà còn giống nhiều cái khác nữa. Nó giống như một “ bài thơ sắp làm xong”, giống như một “ bức tranh còn nguyên mày vôi, gạch”. Nghĩa là nó cũng có vần, có điệu, có màu sắc, đường nét …

Nghĩa là trong mắt em ngôi nhà cũng không khác gì một công trình nghệ thuật. Cách ví von, so sánh, liên tưởng đã cho thấy một sự quan sát, cảm nhận tinh tế và một tâm hồn đầy chất thơ trong em.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Ngôi nhà không lẻ loi một mình giữa trời chiều tím sẫm. Nó còn có những chú chim sau một ngày đi kiếm ăn về làm bầu bạn, hót líu lo. Tác giả thật khéo léo khi diễn tả điều đó qua câu thơ “ rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc”. Chiếc cửa sổ chưa sơn như một khuông nhạc còn dang dở, đợi bầy chim về để ngân nga thành một giai điệu. Cái hay không chỉ nằm trong hình ảnh mà còn nằm cả trong cách dùng từ “ rót”. Nhạc điệu, tiếng chim hót thông qua từ “ rót” mà bỗng chốc trở nên sống động như một dòng chảy. Thật và gần gũi đến mức tưởng như nhìn thấy, sờ thấy được cả những âm thanh vốn vô hình ấy. Và bầy chim thì như những nhạc sĩ tài ba đang tạo nên những bản nhạc của riêng mình.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa

Có phải vì bản nhạc hay quá, ngọt ngào như lời ru mà khiến nắng “ đứng ngủ quên” và gió thì mang hương về “ ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa” hay tại ngôi nhà đang xây dở như mời mọc nắng, gió về hứa hẹn cho một ngày hoàn thành tốt đẹp? Chẳng biết được song ta thấy sự sum vầy của những người bạn chim, nắng, gió đã làm cho ngôi nhà đang xây dở như ấm áp lên rất nhiều. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng một cách khéo léo tiếp tục làm cho các câu thơ cũng như quang cảnh nơi đây thêm sinh động và một lần nữa cho thấy sự cảm nhận vô cùng tinh tế và nhạy cảm của người quan sát. Em đứng ngắm ngôi nhà, nhận ra được biết bao vẻ đẹp trong cái dang dở của nó. Cũng thật người lớn khi em chiêm nghiệm một điều:

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Điều qua những ngày xây dở.

Một điều đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ được: mọi thành công đều phải xuất phát từ những cái bắt đầu, những cái còn dang dở. Nếu không có cái bắt đầu, cái dang dở hôm nay thì không bao giờ có được cái hoàn thiện mai sau. Nhiều người cho rằng sự thành công cuối cùng mới là đẹp mà quên đi mất một điều là những cái góp phần nên thành công cũng rất đẹp. Như ngôi nhà dang dở cũng có một vẻ đẹp riêng của nó. Đến khổ thơ cuối, ta lại bắt gặp một hình ảnh so sánh thú vị:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

Ngôi nhà chưa xong em ví nó giống như một đứa trẻ nhỏ đang từng ngày, từng giờ lớn dần lên với “ trời xanh”, với cái mênh mông, to lớn của vũ trụ. Đọc đến đây, chất “ người lớn” trong nhà thơ đang đặt mình vào cảm xúc của một em nhỏ được bộc lộ rõ. Hoá ra ngôi nhà đang xây dở vừa là một cái gì đó có thật, vừa là một cái gì đó trừu tượng. Nó tượng trưng cho một cuộc sống mới, hiện đại và hạnh phúc, đang dần dần được hình thành và phát triển trên đất nước ta. Bài thơ vì vậy mà trở nên sâu sắc hơn ta tưởng. Nó không đơn thuần chỉ là viết về một ngôi nhà đang xây dở nữa mà còn là viết về “ hạnh phúc con người” – giống như chủ điểm của bài thơ. Một triết lí, một ý nghĩa sâu xa như vậy, với một đề tài như vậy, quả thật, không dễ viết thành thơ chút nào, xong Đồng Xuân Lan đã làm được điều đó. Nhà thơ gửi gắm một suy nghĩ mới mẻ trong một phong cách thơ hiện đại mà hấp dẫn, chất “ trẻ con” và chất “ người lớn” hoà quyện nhịp nhàng, không gò bó và không lên gân.

Do vậy mà bài thơ nhận được sự đồng cảm không chỉ ở các độc giả nhỏ tuổi và được yêu mến không chỉ bởi các độc giả nhỏ tuổi mà còn ở đông đảo bạn đọc nói chung.

6 tháng 8 2018

=>

Bài làm :

"Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở. Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh."

Chúc bạn học tốt !

18 tháng 3 2018

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. 

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, năm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca. Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.