Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Theo em cảm nhận thì ở đoạn cuối của truyện người tử tù,ở đoạn miêu tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" không khỏi làm em ngỡ ngàng và cảm thấy lạ lùng,bởi vì chưa từng có trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám như vậy.Rồi còn cả cảnh tượng lạ lùng khi mà tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy và nhỏ bé đến không ngờ.
Và điiều đó làm cho em thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, cái đáng sợ đó vốn dĩ chẳng phải làcái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp đẽ , cái dũng cảm , cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Trong cảnh cho chữ đặc sắc này, cái nhà ngục tăm tối bỗng nhiên đã trở nên sụp đổ, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại nữa.Mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ khác.Và tất cả chúng đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của sự thiệ lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Dù cho sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng lúc ấy,những nét chữ của ông vẫn vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão cả cuộc đời của ông dù ông chết đi cũng vẫn sẽ còn đó. Và đặc biệt nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại đấy. Và từ đó em có thể thấy được quan niệm của Nguyền Tuân là cái đẹp gắn liền với cái lương thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có chính nghĩa ,phải có lòng thiện lương. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng và cái khí phách Hiện thâncho một cái đẹpp vĩnh hằng ,sáng rực cả trong đêm tôsi tăm trong cả đêm cho chữ trong nhà tù
- Bởi vì:
+ Không gian khác thường: cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù.
+ Thời gian khác thường: giữa đêm khuya.
+ Người xin chữ và người cho chữ khác thường:
Người xin chữ là quản ngục – Người cho chữ là tử tù
Không còn ranh giới giữa từ tù và quản ngục. Huấn Cao cho chữ và khuyên quản ngục những lời chân thành dành cho tri âm.
-Nhận xét:
+ Cảnh cho chữ được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính và giàu giá trị tạo hình.
+ Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc: đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.
- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao
+ Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám
+ Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù
+ Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do
+ Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục
⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao
Dàn ý chung
I. Mở bài:
Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học
Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.
II. Thân bài:
1. Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.
Bản tính lương thiện của Chí Phèo:
Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…
Tường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…
Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…
Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:
Nhận biết được âm thanh của cuộc sống: chim hót, tiếng cười nói…
Muốn được hòa nhập với xã hội…
2. Chí Phèo là một người cô độc
Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…
Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.
3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.
Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…
Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…
III. Kết bài:
Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.
Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.
Tham khảo
Nhà thơ Hoài Thanh đã từng viết: "Tôi quyết rằng trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần tâm hồn mở rộng như Thế Lữ, mở mang như Nguyễn Nhược Pháp , ảo não như Huy Cận , quê mùa như Nguyễn Bính , kì dị như Chế Lan Viên và hơn cả trên hết là sự ha thiết , cuống quýt, rạo rực và băn khoăn như Xuân Diệu " – một thi nhân tiêu biểu cho phong trào thơ mới với chất thơ trữ tình sâu lắng đã khiến Hoài Thanh phải thốt lên rằng ông là " mới nhất trong các nhà thơ mới" và ông đã bình luận trong quyển Thi Nhân Việt Nam :
"Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này , Xuân Diệu say đắm trong tình yêu , say đắm cảnh trời , sống vội vàng ,sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình . Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết."
Ngay tù buổi đầu bước chân vào làng thơ ,Xuân Diệu dường như đã chọn cho mình một lối đi riêng trong quan niệm sống : sống để yêu , tận hưởng ,tận hiến và tôn thờ tình yêu ! Sống bằng một con tim yêu nồng cháy say mê qua việc thể hiện những vần thơ tình và từ những vần thơ ấy mà " Ông Hoàng thơ tình " đã ban tặng cho nhân gian tuyệt tác tiêu biểu không thể không kể đến trong sự nghiệp đầu tay của ông đó là " Vội Vàng" , " Đây Mùa Thu Tới", "Thơ Duyên", trong tập " Thơ Thơ" (1938) và " Gửi Hương Cho Gió " (1945) . Từ đó đủ thấy nhà thơ đã tìm nguồn cảm hứng chẳng đâu xa là mát chính là ở ngay cuộc sống trần thế này một thiên đường tại mặt đất giống như ông nghĩ . Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sống trần thế này với tất cả vẻ bình dị , trong trẻo của thiên nhiên trong sáng và tươi mát :
"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên
Cay me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng thuyền"
Xưa nay cảnh vật thiên nhiên thường giữ vai trò quan trọng đối với thanh niên những người đang yêu nhau. Đúng như ý kiến của nhà thơ Huy Cận :"Những người yêu nhau thường hay ra giữa thiên nhiên đó là quy luật . Vì chỉ có kích thước của vũ trụ hoa chăng mới đó được cái không-bờ-bến của xúc động tình yêu " . Dưới mắt của chàng trai trẻ Xuân Diệu " lần đầu rung động nỗi thương yêu" buổi chiều thu ấy thật là đẹp. Chiều đã "mộng" lại còn " hoà thơ" được cảm nhận qua những nét duyên dáng của nhánh lá " nhánh duyên " qua âm thanh của chim chóc cặp đôi ríu rít và một hoà sắc xanh như " Ngọc " mượt mà của bầu trời soi vào vườn lá. Bàng bạc trong khắp không gian trong mọi cảnh sắc ấy là từng thu ngân lên như " tiếng huyền" tuy mơ hồ mà rõ rệt. Đúng là một thứ tiếng âm thanh huyền diệu của đất trời của lòng người. Tuy là chiều thu nhưng giọng điệu không hề buồn.
Cùng với tâm hồn đắm say và lãng mạn trong bài "Vội Vàng" nhà thơ đã viết :
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và nay đây ánh sáng chớp hàng mi"
Trước mắt Xuân Diệu cuộc sống diễn ra vô cùng sôi động "một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dạt dào ". Điệp từ "này đây" như vang lên thành điệp khúc cho thấy hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cỏ cây , hoa lá, và cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi mắt chớp. Tất cả đều đã hiện ra trong một màu sắc sáng sủa và sinh động thể hiện " một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này"
Là người muốn sống gắn bó, vồ vập với thiên nhiên cỏ cây và con người lại khao khát tình yêu một cách cuồng nhiệt Xuân Diệu muốn tất cả mọi hương sắc thuần tuỳ của trần thế vào lòng mình :
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ dạng"
Với nhịp thơ dồn dập , sôi nổi , gấp gáp,khiến cho người đọc như cảm thấy từng nhịp đập rộn ràng của con tim thi nhân ngay phút giây này. Ở đây Xuân Diệu muốn ôm vào cả vòng tay mình cả sự sống mơn mởn , nhà thơ muốn riết mây đưa , muốn say cánh bướm với tình yêu, muốn thâu trong một cái hôn nhiều ……Ngay ở nụ hôn thôi một cái riêng tư giữa hai người với nhau mà thi nhân lại tưởng như trong đó đã thâu tóm cả nước non cây cỏ. Đã vậy lòng khát khao giao cảm niềm say đắm với cảnh trời với tình yêu của thi nhân lại ngày một tăng thêm lên mạnh mẽ và dữ dội :
"Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy anh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!"
Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể say đắm và thèm khát tình yêu đến nỗi đã khẳng định :
"Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào"
(Bài Thơ Tuổi Nhỏ-Xuân Diệu)
Và rồi để đạt đến vần điệu nồng nàn , mãnh liệt và đắm say đến nhiệt cuồng dữ dội :
"Nên lúc đôi ta kề miệng thắm
Trời ơi ! Ta muốn uống hồn em ! "
(Vô biên -Xuân Diệu )
Yêu đương đắm say đến cuồng nhiệt là vậy nhưng Xuân Diệu cũng tự ý thức được mọi thứ tươi đẹp mãi mãi không là vĩnh hằng muôn thưở , nên người mới " bâng khuâng và rồi để tiếc cả đất trời ", " mau đi thôi mùa trưa ngả chiều hôm " , " khắp tháng năm đều rớm vị chia phôi" ,…. Vì vậy mà Xuân Diệu lúc nào cũng vội vàng , cuống quýt , giục giã để tận hưởng , tận hiến cuộc đời ngắn ngủi của mình :
"Mau đi chứ ! Vội vàng lên với chứ
Em ơi tình non sắp già rồi "
(Giục Giã – Xuân Diệu )
Qua đó cho ta thấy trong cái " vội vàng" của tiếng ca " giục giã" là tiếng gọi vội các cụt thời gian và đất trời ấy vẫn là một tâm hồn yêu đời sâu nặng, yêu cuộc sống một cách thiết tha của Xuân Diệu. Vì vậy, " khi vui cũng như khi buồn thì người đều nồng nàn , tha thiết". Và cũng phải nồng nàn , tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được cả tiếng lòng của đôi lứa yêu nhau :
"Buổi ấy lòng tôi nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu"
(Thơ Duyên- Xuân Diệu)
Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình , Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong "lòng ta " và " ý bạn".
"Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em "
(Thơ Duyên -Xuân Diệu)
Đó là trong niềm vui nhưng dù trong nỗi buồn , Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết và phải chăng ta phải ghi nhận những lời nhận xét sắc đáng của nhà phê bình , nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết trong " Nhà văn hiện đại " :" Với những nguồn cảm hứng mới : yêu đương và tuổi xuân , dù lúc vui hay buồn , Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng một giọng văn yêu đời thấm thía". Chính điều này đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới ghi nhận nhìn thấy được hình hài của cái lạnh đang luôn trong gió đến , khi mùa thu mới chớm về :
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió"
(Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)
Trong thơ hay hay trong cuộc đời mình , Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn khác với một bản chất sống mãnh liệt dạt dào. Rất khó có thể cho ta tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình đều đều,phẳng lặng. Với nhà thơ thì :
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
(Giục Giã- Xuân Diệu)
Hai câu thơ thể hiện một tấm lòng ham sống,say mê sống đến tha thiết nồng nàn và mãnh liệt của nhà thơ. Một giây phút huy hoàng trong tuổi trẻ còn đáng giá gấp vạn lần khi hối tiếc khi tuổi trẻ đi qua. Và để rồi buồn trong tiếc nuối "le lói " cả trăm năm cõi đời.
Qua nhận định của nhà thơ Hoài Thanh:" Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu , say đắm cảnh trời , sống vội vàng , sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết ". Đúng vậy thơ là cốt lõi tâm tình lời thơ ý thơ viết nên cái hồn cốt cách tâm tư, trái tim của thi sĩ. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ… Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời “tươi non mơn mởn”. Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu – vội vã với nhịp đập của thời gian.
Tham khảo:
Nếu Xuân Diệu cả đời đi tìm một tình yêu đúng nghĩa thì Nguyễn Tuân lại dành cả đời mình để đi tìm cái đẹp. Ông tìm cái đẹp trong chính nét văn hoá cổ truyền của dân tộc: đó là chữ viết thư pháp. Tập truyện "Vang bóng một thời" đã thể hiện những hoài niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp ấy. Đặc biệt, trong tác phẩm "Chữ người tử tù" cái giá trị nghệ thuật cao quý truyền thống lại càng được tôn vinh và trân trọng. Truyện ngắn này tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Bật lên trong truyện là một cảnh tượng độc đáo "xưa nay chưa từng có", thể hiện những giá trị lớn lao của tác phẩm: cảnh cho chữ.
Huấn Cao là một nguời tài hoa có tài viết chữ đẹp nhưng dám nổi dậy chống lại triều đình nên bị xem là một tên nghịch thần, bị bắt và bị kết án tử. Viên quản ngục vốn là một người say mê chữ đẹp. Hai con người gặp nhau trong một hoàn cảnh hết sức ngang trái: một bên là tử tù và một bên là quản ngục. Vốn hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao, Viên quản ngục đã tâm sự với thầy thơ lại và cùng thầy đến nhà giam bày tỏ nỗi lòng và xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vô cùng cảm mến tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" và thái độ chân thành của Viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ.
Hoàn cảnh cho chữ được tác giả miêu tả một cách thật đặc biệt: "Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Đó là một đêm khuya vắng lặng chỉ có "tiếng mõ vọng canh". Quang cảnh nhà tù, buồng giam dưới ngòi bút của nhà văn thật ảm đạm và nhơ bẩn. Không dừng lại ở đó, không gian ấy còn bị thu hẹp dần trở nên thật bé nhỏ, tù túng, chật hẹp. "Trong một không khí khói toả như cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên lân hồ. Khói bốc toả cay mắt". Nhà tù lạnh lẽo, ẩm thấp bỗng dưng được sưởi ấm bằng "ánh sáng đỏ rực" của bó đuốc tẩm dầu. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để tạo ấn tượng về hoàn cảnh cho chữ. Nguyễn Tuân thật không hổ danh là một người nghệ sĩ tài hoa có con mắt tinh đời và tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy.
Cảnh cho chữ diễn ra thật đẹp, chính lúc này, tài hoa mới thực sự toả sáng. "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván". Hình ảnh Huấn Cao hiện lên sao mà sắc sảo, tinh tế đến vậy? Người nghệ sĩ tài hoa không phải ở trong tư thế tự do mà phải mang vác nào gông, nào xiềng và đội cả án tử trên đầu. Một con người ngang tàng tung hoành trong xã hội dù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" vẫn say mê sáng tạo cái đẹp, bất kể ngày mai, khi trời sáng, cái chết đã cận kề. Huấn Cao dường như không phải đang viết mà là đang vẽ chữ, ông "dậm tô nét chữ" một cách ung dung, đĩnh đạc, không màng tất cả. Thông thường, sáng tạo nghệ thuật là một việc thanh cao cần được diễn ra ở những nơi trang trọng, thiêng liêng; nhưng không, lúc này đây, Huấn Cao lại đang viết chữ, cho chữ trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, nhơ nhớp. Thủ pháp tương phản lại một lần nữa được Nguyễn Tuân sử dụng một cách tài tình. Một bên là tử tù uy nghi, lồng lộng, một bên là quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực...". Những con người mâu thuẫn về giai cấp, lý tưởng lại bỗng dưng trở thành tri âm tri kỉ về tinh thần. Họ chụm đầu lại, cùng nhau say sưa sáng tạo cái đẹp và thưởng thức cái đẹp. Dường như giữa chốn ngục tù đầy rẫy những bạo tàn, bất công, phép tắc, kỉ cương đã bị đảo lộn, thế chủ động không còn nằm trong tay những kẻ uy quyền thống trị mà thuộc về người tử tù. Chính lúc này đây, cái đẹp đã thực sự toả ánh hào quang rực rỡ làm bừng sáng cả không gian. Thiên lương đang lấn dần, đẩy lùi bóng tối, vươn lên làm kim chỉ nam soi sáng cho những con người lầm đường, lạc bước. Huấn Cao từ tốn, chân thành: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người....Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Huấn Cao đã không còn giữ khoảng cách với Viên quản ngục, đã thực sự xem Viên quản ngục là tri âm tri kỉ nên mới có những lời khuyên dốc từ tận đáy lòng đến vậy. Không chỉ quan tâm, trân trọng thú chơi chữ thanh cao của Viên quản ngục mà Huấn Cao còn chú ý đến cả lọ mực mà Viên quản ngục đem đến. "Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?". Câu nói nhẹ nhàng mà đầy tinh tế làm cái đẹp không chỉ có sắc mà còn có hương thơm ngát. Trong cái buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, nhơ nhớp dường như chỉ còn lại mùi mực thơm tho - mùi của thiên lương trong sáng. Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật Huấn Cao nói chung và lúc cho chữ nói riêng bỗng trở nên chói sáng, rực rỡ nhất trong cái đêm đen tối tăm, không lối thoát của xã hội.
Cảnh cho chữ đã khẳng định chiến thắng thuyết phục hoàn toàn của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu, cái cao thượng với cái tầm thường, của cái cao quý, thanh khiết với sự nhơ nhớp, bẩn thỉu, của cái thiện với cái ác. Đây thực sự là một bức tranh nghệ thuật sắc sảo nhằm tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhất là nhân cách cao cả của con người. Đúng như Dostoevsky từng phát biểu: "Cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người". Thông qua cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân còn thể hiện được tinh thần dân tộc, qua đó ý nhị bộc lộ một nỗi niềm yêu nước thầm kín. Tác giả như đau đớn cất lên khúc vãn ca cho một nét đẹp văn hoá truyền thống từng "Vang bóng một thời" bỗng lụi tàn bởi thời cuộc, bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của một đại bộ phận người trong xã hội.
Cái "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Nguyễn Tuân vung tay múa chữ rất điệu nghệ. Ông thoả sức thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình một cách sắc sảo, tuyệt đỉnh. Những lớp ngôn từ dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân thật đa dạng, phong phú tạo nên nét cổ kính, trang trọng cần và đủ, vừa sống động, vừa tinh tế. Mỗi con chữ đảm nhiệm một sức nặng riêng, có nhịp điệu riêng và giàu tính tạo hình, gợi cảm. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng rất thành công thủ pháp tương phản, đối lập. Bút pháp tả thực của tác giả cũng đạt đến một đỉnh cao nhất định. Cảnh cho chữ được tác giả miêu tả vừa ảm đạm, vừa hùng hồn khiến cả ba con người xuất hiện ở đó: Huấn Cao, Viên quản ngục, thầy thơ lại bỗng trở thành những hình tượng độc đáo, nổi bật.
Tóm lại, cảnh cho chữ đã làm bật nồi được chủ đề của toàn bộ tác phẩm, khẳng định chân lý "cái đẹp cứu rỗi nhân loại" (Dostoevsky) và tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của tác giả. Bên cạnh đó, "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" còn cho thấy tài năng văn chương kiệt xuất của Nguyễn Tuân - một nhà văn có phong cách rất độc đáo, tài hoa và uyên bác. Đoạn văn thể hiện được vốn hiểu biết phong phú của ông về nét đẹp thư pháp - một nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc cần đựợc gìn giữ và duy trì.
Chúc bạn học tốt!