Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp cũng như tấm lòng thủy chung, son sắc của họ. Tiếp đến, tác giả sử dụng thành ngữ “ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm". Từ đó ta thấy được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Như vậy, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.
Em tham khảo:
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Tham khảo
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Tác giả Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ nôm , bà tác giả của rất nhiều bài thơ hay. Nổi bật trong đó là bài thơ ''bánh Trôi Nước'' của bà.Bài thơ được vết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với hai lớp nghĩa .Lớp nghĩa thứ nhất là bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi món ăn truyền thống củ đân tốc Việt nam ta . Lớp nghĩa thứ hai bài thơ gợi tả hình ảnh người phụ nữ của xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ ngắn được trình bày theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nặt mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấn lòng son"
Bốn câu thơ ngắn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, bài thơ cho thấy tác giả Hồ Xuân Hương rất cảm phục và thương cho phận nữ nhi trong xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ.
" Thân em vừa trắng lại vừ tròn "
Với mô típ thân em quen thuộc trong ca dao, tính từ trắng tròn , phó từ lại vừa. Gợi vẻ đẹp vóc dáng đầy đặn của người phụ nữ, hình ảnh trắng tròn của chiếc bánh trôi .
" Bảy nổi ba chìm với nước non"
Việc sử dụng thành nghữ diễn tả cuộc đời người phụ nữ trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.
"Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn"
Từ ngữ tuowg phản gợi tả số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ. Cuộc sống của họ, họ không được quyết định mà phải làm theo sự sắp đặt của người khác, cuộc sống phụ thuộc.
" Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Cặp uan hệ từ thể hiện thái độ khẳng đinh phẩm chất thủy trung son sắt của người phụ nữ. Ca ngợi sự trung thủy đề cao phẩm chất của người phụ nữ phải sống phụ thuộc ở xã hội trọng nam khinh nữ xưa.
bài thơ bánh trôi nước là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh troi nước cho tháy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trăng, son sắt của người phụ nữ Viêt nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phạn chìm nổi của họ và đồng thời lên án sự bất công của xã hội phong kiến trong nam khinh nữ.
Không biết bạn con cần nữa không nhưng khẳng định bài làm này là bản quyền của mình, văn tự viết không láy trên mạng bạn có thể tham khảo. chúc bạn học tốt, xim lỗi vì đãtrl câu hỏi của bạn hơi muộn
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với cá tính thơ độc đáo và mới mẻ. Những sáng tác của bà luôn đề cập đến nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ với một số tác phẩm tiêu biểu của như “Quả mít”, “Cái quạt”, “Con ốc nhồi”… và đặc biệt không thể không kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” – một tác phẩm hay và ý nghĩa, không chỉ phản ánh thân phận đau đớn của người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý họ.
“Bánh trôi nước” là một món bánh dân dã của người Việt Nam với hình dáng tròn trịa như mặt trăng đêm rằm, có vị dẻo của bột gạo nếp, vị thơm của gừng, vị ngọt bùi của đậu xay nhuyễn. Bánh trôi nước được người xưa xem là biểu tượng của sự tinh khiết, là một món ăn không thể thiếu để dâng lên trời phật, tổ tiên trong những ngày rằm âm lịch. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh này để nói lên thân phận của người con gái thông qua cách nói dân gian:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cái “nổi” – “chìm” ấy đã gợi cho thấy thấy sự truân chuyên của người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến tước đoạt quyền tự chủ, tự do, bị coi kinh, ruồng bỏ, sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Quan niệm của nho giáo dường như đã ăn sâu vào tâm thức con người Việt Nam: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là khi ở nhà phải thực hiện theo sự chỉ bảo của cha, lúc lấy chồng phải theo ý chồng định đoạt, chồng qua đời, người phụ nữ lại tiếp tục lệ thuộc vào con. Chẳng có một hướng đi nào cho họ, cũng chẳng có cách giải thoát nào ngoài sự trong chờ vào số phận đẩy đưa. Nói chính xác hơn, số phận họ bị đặt vào tay kẻ khác, bị định đoạt bởi niềm vui và nỗi buồn của người khác:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”
Từ “mặc dầu” chính là một cách nói khác thay cho sự bất lực, buông xuôi, không kháng cự. Thế nhưng dù bất lực, dù buông xuôi, dù phó thác vận mệnh vào những trang nam tử, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn giữ gìn phẩm giá của mình:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
“Tấm lòng son” chính là màu nâu sẫm của đường thẻ làm nhưng bánh trôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn ý để nói về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, là lời khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn luôn kiên định trước những vùi dập của cuộc đời. Cách nói khiêm nhường nhưng cứng rắn, gửi gắm sự xót xa, tự thán nhưng cũng là lời thách thức xã hội trong nam khinh nữ đầy rẫy những bất công.
Bằng thể thơ tứ tuyệt với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng nữ sĩ Xuân Hương đã gửi gắm vào đó biết bao tình cảm cao đẹp, quan điểm tiến bộ và cái nhìn nhân văn vào bức chân dung có sắc và có hồn của người phụ nữ. Chính điều đó đã mang “Bánh trôi nước” đến gần với người đọc, mang Hồ Xuân Hương lên vị trí đỉnh cao của tác giả thơ Nôm trung đại và ngự trị trong lòng độc giả yêu thơ.
Em tham khảo:
Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa cũ luôn gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ xuất sắc khi sử dụng một hình ảnh quen thuộc "bánh trôi nước" và đã tạo cho bạn đọc một sợi dây nối vô hình giữa những con người khác nhau, hai thời đại khác nhau đó chính là sự cảm thông: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hai tiếng "thân em" đi vào trong văn học đã trở thành một hình tượng quen thuộc để nói về người phụ nữ, người con gái trong xã hội phong kiến. Kể đến trong ca dao:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hay:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cầy
"Thân em" thân thuộc và thân thương. Không phải "thân chị, thân cô" mà là "thân em". Cách gọi ấy toát lên một sự nhỏ bé, một số phận thấp kém không được xem trọng trong xã hội. Và "thân em" ấy được hình dung tưởng tượng so sánh với hình ảnh bánh trôi nước. Một hình ảnh chạy xuyên suốt bốn câu thơ, Hồ Xuân Hương với con mắt nghệ sĩ của mình, tâm hồn bà mở ra đón nhận những rung động mới lạ khi làm bài thơ này. Dựa vào đặc điểm riêng biệt của bánh trôi: bên ngoài trắng và tròn mịn bởi lớp bột thơm tho nên tác giả đã ví người con gái đẹp, và nõn nà như bánh trôi. Đó là nét đẹp riêng biệt của người phụ nữ Á Đông, dịu dàng và đằm thắm biết mấy. Không những có điểm tương đồng vẻ ngoài mà bên trong đều có tâm hồn cao quý "tấm lòng son" ấy vừa là son sắc, thủy chung, trinh nguyên. Nhưng tiếc thay, thân phận phụ nữ lại "bảy nổi ba chìm với nước non". Một cách vận dụng thành ngữ (ba chìm bảy nổi) quen thuộc và lối so sánh đã hiện lên thân phận hẩm hiu, dầm mưa dãi nắng của cuộc đời. Người phụ nữ xưa không làm chủ được cuộc đời của chính họ, chính những áp bức bất công, những khổ đau và bất bình đẳng trong xã hội đã khiến họ long đong lận đận, trôi dạt trên biển đời rộng lớn và mênh mông không tìm thấy một nơi để về. Để rồi họ phó mặc cuộc đời mình cho kẻ khác:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Khi làm bánh trôi nước, thợ làm bánh có công đoạn nhào nặn bột để thành hình dạng bánh trôi. So sánh như vậy với người phụ nữ tức những số phận nhỏ bé ấy chẳng những mông lung không tìm ra phương hướng mà nó còn bị sự thô bạo phũ phàng vùi dập tấm thân, tâm hồn của họ. Hai từ "mặc dầu" như chứa đựng một sự phó mặc và bất lực của người phụ nữ trước những hành hạ về thể xác và tâm hồn. Mọi thứ khiến họ bị tổn thương. Nhưng không vì thế, mà người phụ nữ mất đi vẻ đẹp vốn có của mình:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Sau bao thử thách gian truân nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ không hề mai một. Chính kết cấu đối lập đã tạo ra một sự khác biệt giữa tấm lòng của họ và những gì họ phải trải qua và chịu đựng. Sau cùng họ vẫn giữ một thái độ kiên quyết, nhất định bảo vệ tâm hồn của mình, thứ còn sót lại duy nhất họ có thể làm chủ. Bởi lẽ, tâm hồn của mỗi người chúng ta là những vùng kì diệu vô hình chỉ chính họ mới biết tâm hồn họ cần gì, muốn gì? Họ dù bị “nặn” "bảy nổi ba chìm" nhưng họ vẫn muốn giữ lại phần tâm son sắc, trong trắng và thủy chung của mình. Đó là nét đẹp riêng biệt và cao quý nhất của người con gái, người phụ nữ Việt Nam. Hồ Xuân Hương làm bài thơ không chỉ thể hiện sự cảm thông mà còn khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu cho số phận phụ nữ thời phong kiến xưa. Tuy gian khổ, trầm luân nhưng tâm hồn họ vẫn sáng mãi, chiếu dọi cả một thời đại.
cảm nghĩ về bài bánh trôi nước:
qua bài thơ em cảm nhận được vị ngọt, sự trong trắng của bánh trôi nước rất giống với truyền thống thực tế. ngoài ra, em cảm nhận được nỗi khổ của người phụ nữ thời xa xưa, thời phong kiến. với thân hình duyên dáng, xinh đẹp nhưng không được tự do chọn lựa hạnh phúc cho riêng mình. tác giải Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo trong việc làm thơ, bài thơ bánh trôi nước được bà miêu tả rất thực tế, độc đáo, mang tính chất nghĩ đen nghĩ bóng, được truyền bá rộng rãi, phổ biến với dân gian
mình nghĩ được z thôi^^
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
1.Bánh trôi nước:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
2.Qua Đèo Ngang:
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:
Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
bài 1:
Người ta nói rồi,thời gian sẽ lấy đi những gì mà ta yêu quý.nhưng không đối với tôi thời gian sẽ không bao giờ có thể mang đi những kỉ niệm tươi đẹp của lứa tuổi học trò đã xếp dày trong kí ức.những kỉ niệm của tuổi thơ ngây thơ trong sáng làm sao có thể phai mờ! nhớ biết bao những ngày tụm 5 tụm 7 ngồi bên quán chè chuyện cười rôm rả! nhớ tiếng nói cười vô tư hồn nhiên , nhớ tiếng cười khanh khách giòn rã. mỗi lần gặp nhau là 1 niềm vui,mỗi lần gặp nhau là 1 lần tôi thấy yêu các bạn tha thiết......!nếu không có các bạn thì làm sao tớ có thể biết được bai toán này giải thế nào,bài văn kia hay ra sao?nếu không có các bạn thì làm sao tớ có thể biết được vẫn còn rất nhiều người vẫn còn yêu thương quan tâm đến tớ,làm sao tớ biết được trên cuộc sống còn rất nhiều niềm vui đang đợi mình!chao ôi! đến h xa các bạn rồi,tớ mới biết đc tình bạn tuổi học trò quan trọng với tớ biết nhường nào! tớ chỉ muốn nói 1 câu:"ước j chúng mình được quay lại những thời gian trước đấy,những thời gian áo trắng cành phượng để bọn mình lại cùng làm toán,cùng vui chơi ăn chè,các bạn nhỉ"
bài 2:
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
câu 2:
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
bánh trôi nước :Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
tiếng gà trưa:
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
!-->
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
k nhế
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với cá tính thơ độc đáo và mới mẻ. Những sáng tác của bà luôn đề cập đến nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ với một số tác phẩm tiêu biểu của như “Quả mít”, “Cái quạt”, “Con ốc nhồi”… và đặc biệt không thể không kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” – một tác phẩm hay và ý nghĩa, không chỉ phản ánh thân phận đau đớn của người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý họ.
“Bánh trôi nước” là một món bánh dân dã của người Việt Nam với hình dáng tròn trịa như mặt trăng đêm rằm, có vị dẻo của bột gạo nếp, vị thơm của gừng, vị ngọt bùi của đậu xay nhuyễn. Bánh trôi nước được người xưa xem là biểu tượng của sự tinh khiết, là một món ăn không thể thiếu để dâng lên trời phật, tổ tiên trong những ngày rằm âm lịch. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh này để nói lên thân phận của người con gái thông qua cách nói dân gian:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cái “nổi” – “chìm” ấy đã gợi cho thấy thấy sự truân chuyên của người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến tước đoạt quyền tự chủ, tự do, bị coi kinh, ruồng bỏ, sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Quan niệm của nho giáo dường như đã ăn sâu vào tâm thức con người Việt Nam: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là khi ở nhà phải thực hiện theo sự chỉ bảo của cha, lúc lấy chồng phải theo ý chồng định đoạt, chồng qua đời, người phụ nữ lại tiếp tục lệ thuộc vào con. Chẳng có một hướng đi nào cho họ, cũng chẳng có cách giải thoát nào ngoài sự trong chờ vào số phận đẩy đưa. Nói chính xác hơn, số phận họ bị đặt vào tay kẻ khác, bị định đoạt bởi niềm vui và nỗi buồn của người khác:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”
Từ “mặc dầu” chính là một cách nói khác thay cho sự bất lực, buông xuôi, không kháng cự. Thế nhưng dù bất lực, dù buông xuôi, dù phó thác vận mệnh vào những trang nam tử, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn giữ gìn phẩm giá của mình:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
“Tấm lòng son” chính là màu nâu sẫm của đường thẻ làm nhưng bánh trôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn ý để nói về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, là lời khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn luôn kiên định trước những vùi dập của cuộc đời. Cách nói khiêm nhường nhưng cứng rắn, gửi gắm sự xót xa, tự thán nhưng cũng là lời thách thức xã hội trong nam khinh nữ đầy rẫy những bất công.
Bằng thể thơ tứ tuyệt với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng nữ sĩ Xuân Hương đã gửi gắm vào đó biết bao tình cảm cao đẹp, quan điểm tiến bộ và cái nhìn nhân văn vào bức chân dung có sắc và có hồn của người phụ nữ. Chính điều đó đã mang “Bánh trôi nước” đến gần với người đọc, mang Hồ Xuân Hương lên vị trí đỉnh cao của tác giả thơ Nôm trung đại và ngự trị trong lòng độc giả yêu thơ.
Bài thơ được Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước hết sức chân thật và sâu sắc.qua bài thơ chúng ta đồng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.