Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ra mắt từ cuối tháng 9, siêu hit Em gái mưa của Hương Tràm hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên các phương tiện nhạc số. Bất chấp việc ngày càng nhiều sản phẩm mới xuất hiện, Em gái mưa vẫn là một trong những bản hit lớn nhất Vpop năm 2017.
Làm nên thành công đó ngoài giọng ca truyền cảm của Hương Tràm thì không thể không nhắc đến vai trò sáng tác của Mr.Siro (tên thật Vương Quốc Tuân). Chia sẻ với Zing.vn, chàng nhạc sĩ sinh năm 1982 thừa nhận mọi thứ đến với anh, và cả Hương Tràm, thực chất là nhờ cái duyên và sự may mắn tìm đến những người xứng đáng.
- Không thường trực nhưng cũng không quá xa rời showbiz, anh đánh giá thế nào về định hướng sự nghiệp của mình?
- Cuối năm 2007, đầu 2008 là thời điểm bản hit đầu tiên của tôi được ra đời. Đó chính là ca khúc Em. Theo lẽ thông thường, tôi đã có thể ra mắt khán giả với vai trò một nghệ sĩ biểu diễn ngay lúc ấy.
Trong thế giới nghệ thuật này, có người muốn trực tiếp nhận lấy hào quang trên sân khấu, có người lại chọn vai trò đằng sau, để thầm lặng nhìn khán giả thưởng thức thành quả của mình. Còn đối với tôi, để phù hợp với con người tôi nhất, cho đến giờ tôi vẫn đam mê sáng tác.
Còn chuyện nhiều người thấy tôi có vẻ như vẫn chưa toàn hoàn thuộc về showbiz thật ra cũng dễ hiểu. Tôi vốn rất ít xuất hiện trên truyền thông mà chỉ đồng hành cùng nghệ sĩ với vai trò sáng tác, sản xuất.
Tôi xuất hiện để trực tiếp trả lời câu hỏi, những quan tâm của khán giả, báo chí dành cho sản phẩm của tôi. Cứ như thế mà tôi vẫn hiện diện trên truyền thông nhưng lại không thường trực. - Anh cũng từng có những ca khúc hát về niềm vui, sự hạnh phúc, lúc đó không ai nghĩ anh sẽ trở thành một "Thánh sầu" như bây giờ. Vậy những nguồn cảm xúc tựa như vậy đâu rồi?
- Thật ra 10 năm trước, bên cạnh những Em, Mây, Phai, Gần, Melancholy, vẫn có những ca khúc hit đan xen mang nội dung phấn khởi thậm chí có phần nhí nhảnh của tôi lúc ấy. Chúng đều bắt nguồn từ cảm xúc vô tư, hồn nhiên.
Và trong bối cảnh nền âm nhạc vẫn thiếu hụt nhiều sản phẩm dành cho giới trẻ, thì bất cứ ca khúc nào mới mẻ, thú vị mà đáp ứng được đúng nhu cầu, sẽ được khán giả trẻ nồng nhiệt được đón nhận.
Suốt 10 năm sau đó, bên cạnh sự lên ngôi của những dòng nhạc sôi động, may mắn vẫn mỉm cười với tôi nhiều lần nữa, đặc biệt gần đây nhất là khi tôi có Trái tim em cũng biết đau, Yêu một người vô tâm (Bảo Anh), Em gái mưa (Hương Tràm) thì vô tình những ca khúc nhạc buồn của tôi được nhắc đến nhiều hơn. Còn về bản chất, tôi vẫn chưa bao giờ thay đổi.
- Tức là anh đang khiêm tốn và thừa nhận thành công của mình chỉ là may mắn, có thời?
- Ai cũng sẽ có những lần may mắn lớn nhỏ trong đời, nhưng điều cốt lõi để biến may mắn thành thành công là bạn phải có đủ khiêm tốn và kiên trì, hiểu rõ bản thân mình muốn gì, hiểu rõ thế mạnh của mình.
Những thứ đó cộng thêm chút may mắn, sẽ tạo thành quả ngọt cho bạn. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng may mắn thật ra không hề đến với tất cả chúng ta, còn tôi tin rằng những ai hết lòng đầu tư cho đam mê thì may mắn mới đến.
- Từ một tên tuổi nổi tiếng trên online cho đến bước ra đời thực để chạm đến khán giả là cả hành trình dài. Mọi thứ diễn ra với anh thế nào?
- Tôi không xem đó là hành trình cam go gì đâu. Ngay từ đầu đến với âm nhạc, điều tôi hướng tới là khán giả. Động cơ để tôi đến với âm nhạc cũng đơn giản lắm, muốn mọi người có thêm nhạc để nghe, tôi chưa từng nghĩ đến việc tìm cách làm cho mình toả sáng.
Cách mà khán giả nâng niu từng tác phẩm của mình. Bằng chứng là đến giờ bên cạnh những bài hit mới của tôi, họ vẫn miệt mài nghe miết những bản hit Mr. Siro từ cái thời 2007 vì họ bảo nhạc của tôi không bị cũ, không lỗi mốt. Những điều đó quá đủ để tôi hạnh phúc rồi, mỗi lần nghĩ đến tôi chẳng còn nhớ đến chông gai nữa.
- Khán giả nghe nhạc anh cho rằng chàng nhạc sĩ này chắc hẳn là một người rất cảm xúc, bản năng. Nhưng trong một bài phân tích về anh gần đây, tác giả lại cho rằng anh là một người viết nhạc bằng lý trí. Anh có chia sẻ gì?
- Tất cả ý kiến nhận định về tôi đều xuất phát từ quan điểm cá nhân. Tôi khác với nhiều đồng nghiệp, họ thường viết nhạc bằng cảm xúc hay câu chuyện thực tế của bản thân, còn tôi viết nhạc với tư cách là một người đang đứng ngoài, lặng lẽ quan sát bằng tâm tịnh, chiêm nghiệm bằng tuổi đời, để đưa ra góc nhìn mà ai nghe xong cũng thấm, cũng đọng lại được điều gì đó cho riêng mình.
Việc âm nhạc của tôi được đại đa số khán giả đón nhận có lẽ do họ cảm nhận được tấm lòng của tôi dành cho họ là trong sáng và đầy tôn trọng, rằng nhạc của tôi viết ra chỉ để dành cho họ. Và nếu bạn từng trải qua các cuộc tình như yêu xa, yêu bạn, tay ba, đến sau, thay lòng,.. thì bạn sẽ gặp mình trong âm nhạc của tôi.
Tham khảo
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Em tham khảo:
Truyện ngắn "Bài học về đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài đã đem đến cho bạn đọc một nhât vật Dế Mèn với một ngoài hình hết sức thu hút nhưng lại có những tính cách ngỗ ngược. Ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm, nhà văn Tô Hoài đã đi vào đặc tả ngoại hình của Dế Mèn "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Chỉ vài dòng ấy thôi đã cho người đọc thấy một ngoại hình hết sức cường tráng và khỏe mạnh của chú. Đó có lẽ là một ngoại hình mà rất nhiều đấng nam nhi mơ ước. Hơn thế nữa, nhà văn còn sử dụng hàng loạt những tính từ để miêu tả tính cách của Dế Mèn "tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình". Phải công nhận rằng, tự tin là tốt nhưng tị tin khác với tị tin thái quá. Và Dế Mèn là một chú Dế như vậy. Chính bởi bản tính ấy mà đã khiến Dế Choắt bị cướp đi sinh mạng. Và cũng bởi chính tính cách ấy mà Dế Mèn có một bài học quý giá cho bản thân mình. Qua nhân vật này, chúng ta cũng đã học hỏi được rất nhiều điều. Đó là phải ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt hơn, đó là không được hống hách, ngạo mạn và đừng bao giờ coi thường người khác.
Ở trên bầu trời thật cao
Ông là ai, ông là ai
Có được gậy thần trong tay
Ông dùng nó để làm gì
Đưa cây gậy thần lên cao
Ông gọi gió tới nơi này
Hãy bay về đây nhanh lên
Các người dân đang mong chờ.
Người dân xung quanh nhìn thấy
Vị thần bay đi khi xong việc
Người dân xung quanh nhảy múa
Lời nguyền kia không còn nơi đây.
cảm xúc ngắn gọn thôi "lời bài hát ngắn v~"
Ca dao – dân ca là tiếng nói tâm tình của người lao động. Bên cạnh những bài thể hiện đời sống tình cảm phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc của hộ, tiêu biểu là bài sau đây:
"Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cây còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng."
Người nông dân nghĩ sao nói vậy, thật giản dị, mộc mạc, tự nhiên. Nhưng chính điều đó lại tạo nên sự cảm động chân thành, sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.
Ý thơ thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, trông mong nhiều bề, mong sao mưa thuận gió hòa, mọi sự bình an.
Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm mạ xuống ruộng cho đến khi mang lúa về nhà, người nông dân phải làm bao nhiêu công việc vất vả, cực nhọc, phải tính toán, trăn trở mọi lẽ. Nhiều khi lúa đã chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.
Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, có thể cho rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa mình với những người thợ cấy khác.Người ta đì cấy lấy côngTôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.Đi cấy lấy công là đi cấy thuê cho người khác để lấy tiền công. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng, có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, ... ( Tục ngữ ). Còn mình thì đi cấy trên ruộng của nhà mình. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Và sự trông mong, lo lắng nhiều bề cùng xuất phát từ đây. Người thợ cấy tự hào phân biệt “tôi” khác với “người ta” ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc mình làm với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.
Hai từ trông và bề ở câu thứ hai thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng đúng nơi đúng lúc. Trông ở đây vừa có nghĩa quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hy vọng. Bề ở đây cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian có thể nhìn bằng mắt ( trời, đất, mây ), vừa chỉ cái vô hình có thể trông, nhìn hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng ( nỗi lo thiên tai, niềm vui được mùa, ...)
Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần mỗi nghĩa cụ thể khác nhau. Do đó, tuy lặp lại nhiều lần nhưng nghe vẫn thấy mới mẻ, sống động, không nhàm chán.
Ở câu đầu:
"Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề "
từ trông mang ý nghĩa khái quát gắn liền với từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh người nông dân có cách suy nghĩ, nhìn nhận về công việc rất thấu đáo. Đây chính là chủ đề của bài thơ.
"Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm."
Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ có một sắc thái biểu cảm khác nhau.Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ "trông" có nghĩa là nhìn, quan sát và theo dõi liên tục những thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu dưới:
"Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm."
Từ "trông " còn có nghĩa là mong mỏi. Mong sao mưa thuận gió hòa cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nhọc nhằn và chứa chan hy vọng. Đến hai câu cuối thì từ trông hoàn toàn biểu hiện niềm hy vọng, cầu mong tha thiết:
"Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng."
Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ ý chí và sức khỏe con người cùng sự an toàn của người lao động, nhất là những người phải xông pha trong công việc gian nan vất vả thường ngày để có niềm vui, niềm tin vào cuộc sống.
Trời êm, bể lặng cũng là một thành ngữ biểu hiện sự thuận hòa của thiên nhiên ( thời tiết, khí hậu ); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống ( xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp )…
Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng khâm phục và đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người thợ cấy nói riêng và của người nông dân nói chung. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người làm ruộng trước công việc của họ, khó tìm thấy một bài vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm súc như bài này.
#Jiin
Em tham khảo:
Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.
Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:
"Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"
Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.
Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"
Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?
Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.
Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương– nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.
Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?
Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.
nhớ l i k e ngay nhé
Ngôi trường của tôi được mang tên của người anh hùng gan dạ, dũng cảm Tô Hiệu nên được học trong mái trường trung học cơ sở Tô Hiệu này là niềm vinh hạnh lớn nhất trong tôi. Ngôi trường rất khang trang và đẹp đẽ. Từng dãy lớp học được sơn màu vàng nhạt, mái ngói đỏ tươi lấp ló trong từng chiếc lá cây xanh um tùm xì xào nói chuyện trước của lớp học. Tiếng thầy cô ân cần giảng bài, tiếng từng bạn học sinh phát biểu ý kiến, tiếng cười đùa vui vẻ, hồn nhiên của những bạn học sinh vang ra từ dãy lớp học. Nhìn ra sân trường, tôi yêu lắm sân trường này. Những hàng cây, ghế đá nơi chúng tôi thường ngồi học nhóm với nhau. Ôi! Bao nhiêu kỉ niệm đẹp in dấu trên từng vật. Thời gian ơi! Xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là học sinh của mái trường trung học cơ sở này. Những người bạn là những người đồng hành, những người bạn thân luôn sát cánh bên em để giúp đỡ em trong học tập cũng như trong những việc khác. Thầy cô như những người cha, người mẹ luôn tận tình chăm sóc chúng tôi. Trường trung học cơ sở Tô Hiệu là nơi cung cấp cho chúng tôi kiến thức, là nơi mà các thầy cô nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích, lý thú. Mỗi khi buồn bã, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay tiếng cười rộn rã của các bạn là những buồn phiền trong lòng tôi lại biến mất. Thay vào đó, ngọn lửa đầy tự tin của tôi lại bừng thắp sáng trong tim. Thời gian trôi nhanh rồi một ngày nào đó tôi sẽ lớn lên, sẽ không còn là học sinh của mái trường Tô Hiệu này nữa nhưng hình ảnh của ngôi trường, của thầy cô, của bạn bè sẽ là niềm tin để tôi tiến lên tương lai phía trước đang đợi tôi. Thời gian trôi như dòng sông trôi không có điểm dừng.
"Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối chân trời. Thời gian xóa đi bao nhiêu kỉ niệm dấu yêu". Rồi mai này tôi sẽ lớn lên nhưng có một thứ luôn ở cùng để động viên, chia sẻ cho tôi đó là hình bóng của mái trường trung học cơ sở Tô Hiệu thân thương. Hình bóng ấy sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí, trong tuổi học trò của tôi.
Dẫu chưa được tới Cà Mau, nhưng đọc bài viết của nhà văn Đoàn Giỏi, ta đã có thể hình dung ra quang cảnh chằng chịt sông nước và màu nước xanh ngút ngàn của vùng địa đầu Tổ quốc này. Cũng qua việc đọc bài văn đặc sắc này, ta như được lắng nghe bản hòa tấu triền miên của sóng nước đại dương và như được hòa mình vào những phiên chợ Năm Căn đông vui như đang vào mùa lễ hội.
Ta càng cảm thấy yêu mến vùng đất Cà Mau, vùng đất mà nhà văn Nguyễn Tuân đã ví như ngón chân cái dính bùn vạn dặm và nhà thơ Xuân Diệu thì lại ví như một mũi thuyền đang tiến ra biển Đông với ý chí chinh phục thiên nhiên mở rộng bãi bờ:"Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau".
Bài làm
Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.
Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Can họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.
Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm khậo -ễ ngớt vọng về trong hơi gió muối....
Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.
Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.
Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !
a. Xuất xứ.
Sáng tác năm 1944, với tên “Tiến Quân Ca”, được chon làm Quốc ca tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I nước Việt Nam DCCH năm 1946.
b. Giai điệu.
Trầm hùng, khỏe mạnh, trang nghiêm
c.Nội dung.
Nói lên tinh thân đấu tranh của dân tộc khi đất nước trong cảnh lâm than.
Bạn mai phuong anh trả lời sai roi tiến quan ca là quóc ca mà làm tieng chuong va ngon co