Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. Ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy.
- Còn ở lứa tuổi trẻ em, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.
Khi bị gãy xương , chúng ta ko nên nắn phần xương bị gãy . Vì sẽ bị các thanh xương có cấu tạo nhọn khi nối lại sẽ đâm vào các tế bào , hạn chế khôi phục và phát triển của xương
{ nhớ tik cho mik nha}
Thủ phạm gây ra da mặt bị đỏ có thể chia ra làm 3 nguyên nhân: Da mặt đỏ do giãn mạch; do da mẫn cảm hay da mỏng; có thể do sự bất thường trong nội tiết tố hay cơ quan tiêu hóa có vấn đề. Trong hầu hết các trường hợp, đỏ bừng mặt xảy ra như là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, hoặc do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc … nhưng đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý nào đó. Các nguyên nhân liên quan bệnh lý: Hội chứng Carcinoid, cường giáp, bệnh tăng huyết áp, thời kỳ mãn kinh,...: khi phơi nhiễm với các kích thích vật lý như nóng, lạnh, cọ xát, áp suất thì vùng da tương ứng sẽ nổi mề đay, ngứa, dấu vẽ da, hồng ban khu trú và đỏ da...Do dị ứng: đỏ bừng mặt có thể đi kèm với các phản ứng dị ứng…
Điều trị chứng đỏ bừng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nguyên nhân là sinh lý thì không cần thiết vì thường nó sẽ không xuất hiện kéo dài và tự chấm dứt, nhưng nếu như nó đi kèm với các dấu hiệu khác gợi ý một bệnh lý nào đó thì cần khám tìm nguyên nhân để điều trị. Vì vậy nếu đỏ bừng mặt xảy ra liên tục hoặc làm cho bạn quan tâm, cũng nên đi khám bác sĩ bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hoặc da liễu.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau
3. Một người ở đồng bằng chuyển lên vùng núi cao sống, sau một thời gian thì lượng hồng cầu trong máu người này tăng vì ở vùng núi cao, không khí loãng lượng khí oxi giảm, khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu giảm nên cơ thể phải sản sinh ra nhiều hồng cầu để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể
1.+ Giống nhau: đều vận chuyển máu giúp lưu thông máu trong cơ thể.
+ Khác nhau: về chức năng: động mạch dẫn máu đỏ tươi, tĩnh mạch dẫn máu đỏ thẫm; về cấu tạo: tĩnh mạch có thành nhỏ hơn động mạch nhưng có van.
2. Vì xương người già đã bị lão hóa, sức đề kháng của xương kém và do tuổi già có nhiều lý do khiến cho sự hấp thụ can-xi giảm, sự bài tiết can-xi lại tăng lên làm cho tổng lượng can-xi của cơ thể giảm => Sự hồi phục lại chậm hơn so với những người trẻ
Tham khảo
Câu 1:
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm
Câu 2:
Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại (phản xạ không điều kiện)
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra (phản xạ không điều kiện)
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ (phản xạ có điều kiện)
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc (phản xạ không điều kiện)
Câu 3:
2 ví dụ về phản xạ không điều kiện là:
+ Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
+ Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
2 ví dụ về phản xạ có điều kiện là:
+ Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào
+ Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.
1/ Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống
2/Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại là phản xạ không điều kiện
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ là phản xạ có điều kiện
Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện
3/
Phản xạ không điều kiện:trời nắng nóng thì chảy mồ hôi
Phản xạ có điều kiện: Đội nón mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Đối với trường hợp gấp được khớp khuỷu:
Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co). Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90 độ đỡ cả cánh tay và cẳng tay băng lại. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở trên và một ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.
Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
Đối với trường hợp không gấp được khuyủ tay:
Không được cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Hướng dẫn nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị thương vị trí đó nếu có thể. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí: Quanh cổ tay và đù; Quanh cánh tay và ngực; Quanh cẳng tay và bụng. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá lại và điều trị đúng.
Lưu ý:
Nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày, đối với nẹp gỗ có kích thước dài 35 - 45cm, rộng 5 - 6mm, nếu không có thì sử dụng nẹp bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có.
Đối với băng dùng để buộc cố định nẹp, băng phải đảm bảo: Rộng bản, dài vừa phải, bền chắc. Nếu không có băng thì có thể dùng các dải dây buộc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định gãy xương nên người ta thường dùng khăn tam giác để bất động tạm thời một số loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể như: cố định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực,...
Nếu xương chồi ra ngoài vết thương không kéo đầu xương gãy vào trong, băng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy. Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương. Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra. Ðặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương. Băng cố định gạc vào vùng đệm bằng băng cuộn. Xử trí các bước tiếp theo như gãy xương kín. Sau đó, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế ngay và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.