Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn vào trang vietjack có đấy link thì chat vs mik mik cho cho chứ ngoài đây copy ko được
Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.
Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.
Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ở công sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.me con thich den cac le hoi : tiet thanh minh , tiet doan ngo....
Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.
Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.
3 từ mươn là :
+ Họa : vẽ
+ Tứ tuần : bốn mươi tuổi - mượn chữ Hán
+ Tiết Thanh minh ,tiết đoan ngọ : các ngày lễ
tk cho mk nha
Cô Tấm bước ra từ trái thị, nàng tiên cá xinh đẹp hay chàng hoàng tử khôi ngô,… là những nhân trong truyện cổ tích. Mỗi tối họ vẫn thường tới bầu bạn với em thông qua lời kể của bà. Bà ngoại kính yêu của em là một người như thế!
Mái tóc bạc phơ của bà y như những bà tiên trong chuyện cổ tích bà hay kể mỗi tối. Bà thường quấn mái tóc dài, thưa vào chiếc khăn vấn ngang đầu cho thật gọn gàng. Khuôn mặt phúc hậu với những nếp nhăn không còn thẳng hàng. Bà thường bảo em, những lần em hư, không nghe lời là trên mặt bà sẽ có thêm một nếp nhăn. Bởi thế, em phải thật chăm ngoan, học giỏi để bà luôn luôn trẻ khỏe. Đôi mắt không còn trong trẻo như những tấm ảnh thời son trẻ của bà. Giờ đi lại, bà phải dùng tới gậy để dò đường. Đôi môi ăn trầu luôn luôn đỏ che đi hàm rang đen nhuộm của bà. Tuy năm nay đã 75 tuổi, nhưng rang bà vẫn rất chắc chắn. Chúng ngoan ngoãn xếp hàng ngay ngắn mà không hề có ý định mất trật tự. Bà em là thế, bà đẹp, nét đẹp của cái tuổi xế chiều.
Mỗi tối, em tranh thủ học bài sớm để ra hiên nằm dài gối đầu lên chân bà, nghe bà kể những câu huyện cổ tích hấp dẫn. Bà vẽ ra cho em một thế giới đa màu sắc, có người tốt, kẻ xấu, rồi sau mỗi câu chuyện, bà sẽ khuyên răn em. Mỗi câu chuyện là một ý nghĩa riêng, là một bài học riêng mà sau đó, em hiểu hơn về thế giới, hiểu mình nên làm gì và không nên làm gì. Trong chuyện có bà tiên giúp cô Tấm, còn em, em có bà tiên luôn hiện diện bên em mỗi ngày. Bà em là thế, bà là một nhà thông thái tài ba.
Những chuyện lớn nhỏ trong ngày, em đều tâm sự cùng và. Những lúc như thế, bà lại như một người bạn của em. Bà hùa theo những suy nghĩ của em, theo mạch suy nghĩ của em. Bà luôn đoán trúng những gì em muốn nói rồi sau đó mới phân tích đúng sai. Bà giống như siêu nhân biết đọc suy nghĩ của người khác vậy. Bà em là thế, là một nhà tâm lý học yêu nghề.
Những lần em bị bố đánh đòn vì hư, bà sẽ là người che cho em tránh trận đòn của bố. Bà sẽ không cho bố đánh em, nhưng bà khuyên em bừng lời nói. Mỗi lần như thế, em lại thấy hối hận vô cùng. Bà em là thế, bà là một cô giáo tâm lý.
Cứ thế, em lớn lên trông vòng tay yêu thương của bà ngoại. Bà nuôi dưỡng tâm hồn em, dạy em cách ứng xử đúng mực, giúp em giải quyết những khó khăn. Bà là thế, bà là nữ thần trong lòng em. Em yêu bà rất nhiều.
Bà nội em năm nay tuy tuổi đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn dẻo dai, nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bạc của bà búi cao sau đầu. Gương mặt bà phúc hậu, ánh mắt thật hiền từ, độ lượng.Bà chỉ sinh được một mình bố em nên khi bố em chuyển công tác, bà đã từ biệt mái nhà, mảnh vườn thân quen để theo con cháu lên thành phố.
Bố em là kĩ sư xây dựng nên thường xuyên phải công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân, ngày làm tám tiếng trong xưởng máy. Bà thay bố mẹ em chăm sóc chúng em, từ việc ăn ở đến việc học hành. Sáng sáng, bà đánh thức em và bé Thắng dậy, giục đánh răng, rửa mặt, thay quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Rồi bà cho hai chị em ăn sáng. Mỗi khi các cháu đi học, bà không quên khuyên nhủ các cháu phải chăm ngoan. Bà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chu tất. Xong xuôi, bà xách giỏ đi chợ. Số tiền chi tiêu hằng ngày tuy ít ỏi nhưng do bà khéo thu xếp nên bữa nào chúng em cũng được ăn cơm dẻo, canh ngon. Buổi trưa đi học về, bà cháu, mẹ con quây quần bên mâm cơm, đầm ấm biết chừng nào! Suốt ngày, bà chẳng lúc nào ngơi tay. Việc nhà tạm ổn, bà lại lúi húi bên thúng đồ may. Bà khâu lại cho em chiếc áo sứt chỉ, đính lại cho bé Thắng chiếc khuy ... Đêm nào trước khi đi ngủ, bà cũng dành mười lăm, hai mươi phút kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Giọng kể của bà ấm áp và truyền cảm lạ thường. Bà đưa em vào thế giới huyền ảo của những chuyện như Cây khế, Tấm Cám ...
Thỉnh thoảng, bố em về thăm, thấy nhà cửa ngăn nắp, con cái sạch sẽ, chăm ngoan, bố vui lắm. Bố em nói lời chân thành cảm ơn bà thì bà chỉ mỉm cười hiền hậu:
- Có gì đâu! Mẹ cố gắng giúp gia đình để con yên tâm công tác
Bố mẹ em quý bà lắm. Bố mẹ thường bảo nếu không có bà thì gia đình em sẽ gặp không ít khó khăn ...Vất vả, khó nhọc là thế nhưng bà em chẳng đòi hỏi gì nhiều. Bà chỉ có một ao ước là thỉnh thoảng được về thăm quê hương, làng xóm. Bố em hứa Tết này sẽ thu xếp để cả gia đình về quê ăn Tết. Nghe vậy, bà rất mừng.
Em và bé Thắng luôn nghe theo lời bà dạy để làm bà vui lòng. Mỗi khi được điểm 10, em khoe bà thì lại được bà âu yếm xoa đầu khen: "Cháu bà giỏi lắm!"
Rồi bà mỉm cười, trông bà hiền hậu như một bà tiên trong cổ tích. Em yêu quý và biết ơn bà biết chừng nào!
theo ý mik thôi nha, sai thì thôi
-Nắm ý chính, viết chính xác
-Ngắn gọn hơn dài dòng
-Kiểm soát lỗi chính tả và những lỗi câu
-Tham khảo văn mẫu và vở
~ Mong giúp được bạn và cho kb nha ~
Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da... Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?"
Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một dứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.
Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suôt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:
- En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua dây nữa!
Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ớ tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bô', bà mẹ ấy phải quay lại dể khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.
Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bôn học sinh tất cả. Trong dám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôiẽ Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.
Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.
Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!
Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: "Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!". Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái... Nhưng thôi cũng được.
Người viết cần viết chân thực , đúng lỗi chính tả ,..
Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.
Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.
Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học. Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.
Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!
1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.
2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....
Bài 1 :
- Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng bánh dày
- Thánh gióng
- Sơn Tinh , Thủy Tinh
- Sự tích hồ gươm
Bài 2 :
Trong truyền thuyết , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........
..Học tốt ..
Ngôi kể thứ nhất:
- Đặc điểm:
+ Người kể xưng "tôi".
+ Có thẩm tham gia vào các sự việc trong truyện.
+ Kể chuyện trải qua, chứng kiến, suy nghĩ của bản thân.
- Vai trò:
+ Tạo sự thuyết phục.
+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng.
Ngôi kể thứ ba:
- Đặc điểm:
+ Người kể không xuất hiện.
+ Các nhân vật được gọi bằng tên.
- Vai trò:
+ Có thể thấy đổi địa điểm, thời gian một cách linh hoạt.
+ Tạo tính khách quan, tăng độ tin tưởng cho độc giả.
CÂU 1 :
-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc
CÂU 2 :
- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-tác giả và hoàn cảnh ra đời :
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.
"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).
-bài học rút ra :
-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình
CÂU 3 :
- cảm nhận về người anh trai :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
-cảm nhận về kiều phương :
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
chúc các bn hok tốt !
I. Đặc điểm
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ)
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ….
*Cách làm:
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?