Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, hao., rồi các loại thuốc quý như sâm, tam thất rất có lợi cho sức khoẻ. Hay có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho sự sống, công nghiệp như rừng cao su.
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt với đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Ta từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phủ nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là lấy đi tính mạng của không ít những ngưòi dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đưa vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".
Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi rậm để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là hành tinh xanh. "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, hao., rồi các loại thuốc quý như sâm, tam thất rất có lợi cho sức khoẻ. Hay có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho sự sống, công nghiệp như rừng cao su.
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt với đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Ta từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phủ nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là lấy đi tính mạng của không ít những ngưòi dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đưa vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".
Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi rậm để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là hành tinh xanh. "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".
NẾU THẤY HAY THÌ K CHO MK NHA MN!!!
CHÚC BN HC TỐT!!!
Tôi, một cây xanh còn sống sót sau 1 trận cháy rừng lớn do chính tay con người, những người vô trách nhiệm đã phá hỏng khu rừng đẹp đẽ của chúng tôi.
Đã có ai tự hỏi rằng:" Mình đã làm đúng vc j hay chưa". Nếu làm đúng rồi sao lại phá khu rừng này, con người đã giết ***** thiên nhiên của chúng tôi, giết chết chính ân nhân đã bảo vệ họ khỏi thiên tai lũ lụt. Chỉ bằng một tàn thuốc mà cả khu rừng của chúng tôi bị thiêu rụi hoàn toàn. Đó là do ai, do chính bản thân những con người vô trách nhiệm, nếu họ dập tàn thuốc trước khi vứt xuống dưới nơi mà chúng tôi sống thì đâu có đến nỗi như ngày hôm nay. Anh cj em của tôi, những người thân duy nhất của tôi, bây giờ họ đã không còn trên cõi đời này. Chính tôi đã chứng kiến tất cả sau 1 đêm, đầu tiên, ngọn lửa chưa lan rộng, giá như lúc đó có ai đó dập nó đi thì nó cx đâu lan ra rộng đến vậy, nhưg điều đó ko xảy ra, ko ai đến cứu chúng tôi khỏi sự diệt vog của thần chết. Đám cháy ấy cuối cùg cx lan ra đến gia đình của chúng tôi. Bố tôi, trụ cột của gia đình và cx chính là ng bị thần chết mag đi đầu tiên, đám lửa đỏ rực thiêu cháy toàn bộ thân bố một cách từ từ, tôi nghe văng vẳng giọng bố vẫn còn i ỉ một cáh đau đớn và tôi đã khóc. Dần dần, đám lửa thiêu toàn bộ gia đìh, đám lửa đã lan ra tới chỗ tôi, tôi tưởng rằng thế là cuộc đời đến đây là kết thúc, nhưg dường như thần chết đã đi lối khác, đám lửa bị dập tắt. Dường như đã có ai đó dập tắt đám lửa chết chóc ấy, và ko ai khác, đó chíh là con người. Tôi tưởng rồi con người nào cx sẽ giống như con người nào, đều vô trách nhiệm như nhau, nhưg tôi nhận ra tôi đã thực sự lầm, có những cn ng vẫn còn lương tâm, vẫn có trách nhiệm vs thiên nhiên như tôi đây. Dù là cái cây sống sót cuối cùg, tôi vẫn sẽ cố gắng mạnh mẽ, mạnh mẽ để gia đìh ở nơi nào đó đc vui và để gặp nh người tốt biết bảo vệ chúng tôi như chúng tôi đã bảo vệ họ.
Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán
Những hậu quả của việc phá rừng :
_ Đất đai sạt lở, sói mòn.
_ Đồi trọc càng nhiều.
_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.
_ Lũ quét tấn công nhanh.
_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.
_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.
_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.
...
Việc phá rừng làm cho :
+ Khí hậu thay đổi ; lũ lụt ; hạn hán xảy ra thường xuyên
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .
Khổ thơ trên bộc lộ tình cảm thân thương, mến yêu, tự hào của tác giả đối với rừng cọ của quê hương qua phép điệp "rừng cọ", "lá" Người đã thể hiện vẻ đẹp của cây cọ cho đọc giả thấy. Đồng thời nhà thơ còn tinh tế sử dụng phép hoán dụ "mặt trời xanh" để chỉ đến rừng cọ là điều đặc biệt trong tim Người càng cho thấy em thấy một tình thương da diết chân thật!.
Hậu quả của việc phá rừng:
Thời gian qua, trên toàn cả nước đã dồn dập xảy ra một trong những sự kiện lớn của xã hội đó là: Thiên tai
Trên thế giới, thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước ngịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, đất nước VIỆT NAM nhỏ bé của chúng ta đã trải qua rất nhiều sự mất mát, đau thương chồng chất qua những cuộc chiến tranh đẫm máu và đầy nước mắt. Hàng năm những cơn bão lụt đã cướp đi những sinh mạng và làm nghèo thêm một đất nước vốn đã quá nghèo! miền Trung là cái rốn của những nỗi bất hạnh đó.
Giờ đây đất nước ta không còn mất mát, khổ đau do chiến tranh để lại nữa, nhưng chúng ta vẫn còn đang hằng ngày đối diện với một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn, đau thương hơn và mất mát cũng nhiều hơn! Trong khi những ung nhọt đã và đang xì ra hầu hết các bộ nghành, những nỗi đau mất mát của đất nước chưa nguôi qua những sự kiện PMU (Bộ GTVT), hàng không, viễn thông, điện lực, dầu khí gần đây đề án 112..... thì đồng loạt những khối u khác mà nghiêm trọng nhất là sự tàn phá môi trường sinh thái QUỐC GIA đã và đang xảy ra từ những năm qua.
Chỉ trong vòng một, hai năm trở lại đây, tại QUẢNG NGÃI khoảng 200 ha rừng đã bị tàn phá dữ dội và chết oan uổng do những cán bộ đương chức, cán bộ xã, địa chính, nông, lâm..... xã HÀNH CHÍNH TÂY đã cấu kết cùng nhau ngụy trang che mắt nhân dân để tàn phá rừng phòng hộ của tỉnh QUẢNG NGÃI (Qua số báo 175/2006 Tuổi Trẻ ngày 13/07/06) Gần đây tại các tỉnh CAO NGUYÊN LÂM ĐỒNG các "nô bộc của dân" được mang danh Đảng ủy lại công khai bán đất rừng và đã lần lượt xẻo thịt hết từng mảng xanh của đất nước.
Những kẻ "phá rừng hợp pháp" này đã chia nhau bỏ túi hàng tỉ đồng những nguồn lợi thu được từ rừng.
Phá rừng phòng hộ! đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng nhất trong các hành vi tội phạm.
Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống.....rất nhiều và rất nhiều môi trường sống cần thiết cho con người và các động vật hoang dã quí hiếm của QUỐC GIA từ rừng.
Không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt sẽ tàn phá, lần lượt giết cả khối đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Thế mà vì lòng ích kỷ cá nhân, lòng tham vô đáy của những kẻ buôn lậu sống ngoài vòng pháp luật mà thời gian qua nổi trội nhất là bọn lâm tặc HAI CHI .... Trong những năm qua, bọn chúng đã tàn phá rừng và giết hại những người đã dũng cảm ngăn cản hành vi phạm pháp của chúng mà chính quyền địa phương vẫn thờ ơ vô cảm trước sự kêu cứu của rừng!
Những hậu quả tất yếu đã xảy ra! Năm nay người dân miền Trung và những vùng duyên hải chạy dài từ Bắc xuống Nam lại đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Những tang thương chồng chất lại thêm những nỗi đau mất mát do những cơn lũ lụt kéo dài còn hơn cả cơn lũ của năm 1999. Không còn nỗi khổ nào hơn khi người dân đã hoàn toàn mất trắng!
Những mảnh đời bất hạnh lại kéo chìm họ xuống! Nhưng may thay cuộc đời còn có những tấm lòng ruột thịt nghĩa tình, những tấm lòng rộng mở thương yêu từ khắp cả nước họ cũng đang đau cùng với những nỗi đau mất mát của chính dân tộc họ:
- Có những cụ già,có những em học sinh bé nhỏ, có những người tàn tật, có những chị bán rau, có những đoàn thể ... nhiều và nhiều lắm! Họ đã nhịn bớt phần ăn, họ đã góp nhặt những đồng tiền ít ỏi trong lúc hoàn cảnh cũng đang gặp khó khăn để cố gửi đến tay những đồng bào của mình đang cùng khổ trong cơn đói lạnh ... Thật cảm động thay những tấm lòng vàng đầy nhân hậu! Những tấm lòng cua ho ! Nhưng lại cùng trong thời điểm này, thật đáng buồn hơn khi vẫn còn rất nhiều kẻ đã sống vô cảm trước những nỗi đau của chính đồng bào họ, họ đã lợi dụng chức quyền để tham ô, phá hoại tài sản QUỐC GIA, tệ hại hơn họ đã nhẫn tâm phá hủy luôn cả môi trường sống, trong đó có mầm mống tương lai con cháu của chính họ để hòng đút vào túi tham hàng tỷ, tỷ đồng. Thật đáng buồn !
THAM KHẢO
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.
Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.
Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.
Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.
Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.
Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.
Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.
Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.
Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.
trong cuộc sống , có những lúc chúng ta phải đương đầu với những khó khăn , thử thách, những lúc đó chúng ta phải có lập trường và chính kiến vững vàng.Nếu chúng ta ko có lập trường hay chính kiến của riêng mình thì sẽ có những con người,những tác động lôi kéo chúng ta sang những con đường sai trái . Niếu chúng ta ko giữ vững được lập trường thì cũng ko khác gì một chiếc xe ko có người lái , ko biết sẽ gây ra những hậu quả gì về sau. Nên khi là một con người chín chắn bạn phải có lập trường và chính kiến của riêng mình
+ Chủ trương củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng; và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng của nước ta hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nhằm mục đích ngàn chặn lũ lụt, bảo vệ môi trường sống.
+ Nạn lũ lụt hiện nay vẫn là một tai họa hàng đầu đáng sợ nhất trong bốn tai họa lớn: thủy, hỏa, đạo, tặc. Hàng năm ở nước ta trên cả ba miền Bắc Trung Nam liên tiếp hết cơn lũ này, đến cơn lũ khác, thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng. Bao nhiêu nhà cửa, tài sản, bao nhiêu tính mạng của con người bị thiệt hại. Vì vậy hơn lúc nào hết chúng ta phải gấp rút tìm nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lũ lụt.
cái vai trò của rừng với cuộc sống