Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.khi thật cần thiết;
khi biết chắc cách dùng liều lượng dùng
khi biết nơi sản xuất,hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc nếu có
2.cơ thể biết đã phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng cơ quan sinh dục phát triển con gái xuất hiện xuất hiện kinh nguyệt con trai có hiện tượng xuất tinh đồng thời ở giai đoạn này cũng cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm suy nghĩ và mối quan hệ xã hội
3.nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.nhôm là kim loại có màu trắng bạc có ánh kim nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo thành sợi dát mỏng nhôm không bị gỉ Tuy nhiên một số axit có thể mòn nhôm nhôm có tính dẫn nhiệt dẫn điện
4.thầy nói tự suy nghỉ nha
1)chỉ khi dùng thuốc khi mình thấy trong người không khỏe
2)
Độ tuổi dậy thì
Độ tuổi bắt đầu và kết thúc quá trình dậy thì ở trẻ là tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, di truyền, chế độ dinh dưỡng, khí hậu và môi trường sống… Chính vì vậy không phải ai cũng có độ tuổi dậy thì giống nhau.
Skip
Thông thường, độ tuổi dậy thì của nam giới là 9 – 14 tuổi, trong khi đó, độ tuổi dậy thì của nữ là 8- 13 tuổi. Theo đó, nếu các bé nam dậy thì trước 9 tuổi sẽ là dậy thì sớm và là dậy thì muộn nếu quá trình này diễn ra sau 14 tuổi. Tuổi dậy thì sớm của bé gái là dưới 8, dậy thì muộn là trên 13 tuổi.
Thường thì trẻ em ở thành thị với mức sống cao hơn, chế độ dinh dưỡng được đáp ứng tốt hơn nên quá trình dậy thì cũng diễn ra sớm hơn những trẻ em ở vùng nông thôn.
Những thay đổi về thể chất của bé
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bé sẽ bắt đầu có những bước phát triển, nếu không được tìm hiểu trước thì các bé sẽ phải khó xử, lúng túng trước những tình huống mới lạ.
Đối với bé gái, quá trình dậy thì bắt đầu với biểu hiện là ngực bắt đầu phát triển to tròn, núm vú nhô ra và chuyển màu sẫm. đối với bé trai thì cơ thể trở nên to hơn, vạm vỡ hơn. Dậy thì ở cả nam và nữ đều thúc đẩy chiều caophát triển tối đa; trẻ lớn nhanh trông thấy; đồng thời bắt đầu xuất hiện lông nách, lông mu, nam giới còn mọc râu ở cằm và vùng bụng. Đây cũng là thời kì mà cơ quan sinh dục phát triển nhanh, các bé gái xuất hiện kinh nguyệt và các bé trai bắt đầu xuất tinh (thường là xuất tinh về đêm).
Ở thời điểm này, các bé sẽ bắt đầu xuất hiện mùi cơ thể và mụn trứng cá do chất nhờn tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu chúng ta biết chăm sóc bản thân đúng cách.
Thay đổi về tâm lý, cảm xúc
Có thể nói tình cảm, cảm xúc của tuổi dậy thì trở nên đa dạng hơn. Đến tuổi này, trẻ bắt đầu muốn được làm người lớn, muốn khẳng định mình và thể hiện cái tôi cá nhân.
Trẻ bắt đầu có suy nghĩ độc lập, thích sinh hoạt bạn bè nhiều hơn, ít chia sẻ với gia đình. Trẻ bắt đầu có những tình cảm, cảm xúc mới với bạn khác giới, có nhu cầu khám phá, tìm hiểu đối phương.
Không chỉ phát triển nhanh về cơ thể, tuổi dậy thì còn là giai đoạn trí tuệ và đạo đức, cảm xúc phát triển cao. Bên cạnh đó thì trẻ cũng dễ xúc động, cảm xúc có thể thay đổi thất thường hơn.
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Cấu hình e nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1
- Vị trí: Al thuộc ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t0nc = 6600C .
- Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7).
- Một số hợp kim của nhôm:
+ Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép.
+ Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền.
+ Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp.
+ Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa.
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ quả đất. Trong tự nhiên, Al có trong:
- Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.
- Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.
- Boxit: Al2O3.nH2O.
- Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).
IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Có tính khử mạnh:
Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với các phi kim
a. Với oxi
- Al chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt (vì tạo ra lớp màng oxit bao phủ bề mặt, bảo vệ và ngăn cản Al tham gia phản ứng tiếp):
2Al + 3O2 → Al2O3
- Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
- Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải loại bỏ lớp oxit bao phủ trên bề mặt Al (bằng cách tạo hỗn hống Al - Hg hoặc dùng Al bột đun nóng).
b. Với các phi kim khác
- Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
- Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3X2 → 2AlX3
- Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
- Khi nhiệt độ rất cao, Al kết hợp với C và N2:
4Al + 3C → Al4C3 (8000C)
2. Tác dụng với nước
- Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
3. Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn (phản ứng nhiệt nhôm)
- Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó:
2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe
- Những lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt nhôm:
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm → H2 thì Al còn dư sau phản ứng nhiệt nhôm hoặc hiệu suất H của phản ứng < 100%
+ Nếu hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch kiềm không có khí thoát ra chứng tỏ không dư Al.
+ Khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng không đổi (bảo toàn khối lượng).
+ Vận dụng bảo toàn electron.
4. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với H+ (HCl, H2SO4 loãng...)
Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b. Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý:
- Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội → có thể dùng thùng Al để chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- Phản ứng của Al với dung dịch HNO3 có thể tạo thành muối amoni.
5. Tác dụng với dung dịch bazơ
- Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
- Cơ chế:
+ Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
+ Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.
- Chú ý:
+ Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
+ Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.
* Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.
6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
- Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + 2H2O
V. ĐIỀU CHẾ
1. Nguyên liệu
Quặng boxit Al2O3 có lẫn SiO2 và Fe2O3.
2. Các giai đoạn điều chế
- Làm sạch nguyên liệu:
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
NaOH + CO2 → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
- Điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6 (hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2 phản ứng với Al nóng chảy):
2Al2O3 → 4Al + 3O2
VI. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM
1. Nhôm oxit Al2O3
- Chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước, rất bền vững, nóng chảy ở 20500C.
- Tồn tại ở dạng khan (emeri, corindon, rubi (lẫn Cr2O3), saphia (lẫn TiO2 và Fe3O4) hoặc dạng ngậm nước (boxit).
a. Tính chất hóa học
- Tính bền: Al2O3 không bị khử bởi H2, CO ở nhiệt độ cao; Al2O3 tác dụng với C không cho Al kim loại mà tạo Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (> 20000C)
- Tính lưỡng tính:
+ Al2O3 là oxit bazơ khi tác dụng với axit mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Al2O3 là oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh → muối + H2O.
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
hay
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
b. Điều chế
Nhiệt phân Al(OH)3:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2. Nhôm hiđroxit Al(OH)3
Là chất kết tủa keo, màu trắng.
a. Tính chất hóa học
- Kém bền với nhiệt:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O (t0)
- Là hiđroxit lưỡng tính:
+ Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
b. Điều chế
- Kết tủa Al3+:
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
- Kết tủa AlO2-:
AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-
AlO2- + H+ (vừa đủ) + H2O → Al(OH)3
3. Muối nhôm (hay gặp: phèn chua: K2SO4, Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O)
- Các dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3 và Al(NO3)3 đều là các axit theo Bronstet có môi trường axit:
AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Al3+ + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3H+
→ Giải thích được sự thủy phân của muối Al trong các dung dịch có tính bazơ:
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Phản ứng với dung dịch kiềm: (chú ý cách thức và tỷ lệ phản ứng)
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4] -
Al(OH)3 + 3OH- → [Al(OH)4] -
- Các muối aluminat NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2 và Ca(AlO2)2 đều là bazơ dung dịch có môi trường bazơ.
AlO2- + 3H2O ↔ Al(OH)3 + 3OH-
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
1 .lợn
2 nam :tinh trừng , nữ : trứng
3. đồng ; màu đỏ nâu , dễ dát mỏng, kéo sợi,dẫn nhiệt ,điện tốt
nhôm : màu trắng bạc , ánh kim ,có thể kéo sợi ,dát mỏng ,dẫn điện và dẫn nhiệt tốt ; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
4. Sự thụ thai
5 giảm diện tích rừng , hay có lũ lụt,khí hậu thay đổi
6.Cây cối động thực vật chết đi phần hủy rồi dần dần gấm vào lòng đất và ảnh hưởng đến nước ngầm hiện nay.Hay ô nhiễm do các yếu tốt tự nhiên như sói mòn,núi lửa,bão ...vv
7. khi ra ngoài phải tắt hết điện
8.Khi uống rượu, bia tuyệt đối không được lái xe.
- Không phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng.
- Không trở quá nhiều đồ đạc hoặc quá nhiều người.
- Không đi xe hàng ba, hàng bốn..
9.vì không có môi trường hoặc môi trường bị huỷ hoại thì chúng ta cũng không tồn tại hoặc bị huỷ hoại theo
Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng. Vì Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Để khắc phục vấn nạn này xảy ra cần có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế mức thấp nhất có thể. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu biết về pháp luật khi tham gia giao thông.
Cấm sử dụng nhiều loại xe phân khối lớn, không phù hợp với tình trạng giao thông hiện nay.
Em hi vọng khi mọi ng đọc đc bài này để có ý thức chấp hành an toàn giao thông.
Để tránh bị điện giật, tuyệt đôi không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện, không cầm phích điện bị ẩm ướt hoặc các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện, không chơi diều ở nơi có đường dây tải điện, không chơi dưới đường dây tải điện hoặc gần trạm biến thế.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập - tự do - hạnh phúc
Tp.Thái Nguyên, ngày tháng năm
ĐƠN TRÌNH BÁO TÌNH TRẠNG HỌP CHỢ (Bạn có thể thay bằng từ khác cũng được, nhưng để vậy ko sao)
Kính gửi UBND phường/xã gì đó...
Tên Tôi là:...............
Ngày tháng năm sinh...........
Hộ khẩu....................................
Tôi viết đơn này trình UBND một việc như sau: Hiện đoạn đường tại khu khố nhà tôi thường xuyên diễn ra tình trạng họp chợ cóc, mà theo quy định thì chỗ đó không được tụ tập, họp chợ, lấn chiếm lòng lề đường, nên hiện nay gây ra tinh trạng cản trở giao thông trên đoạn đường đó làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân các hộ khu vực đó, đồng thời có thể dẫn đến tại nan giao thông bất cứ lúc nào ảnh hưởng tới tấm lý cũng như đe dọa đến tính mạng của người dân rất nguy hiểm và cũng làm xấu cảnh quan đô thị.
Vậy Tôi xin UNBD xem xét và giải quyết vụ việc trên để giải tỏa sự bức xúc của người dân, trả lại trật tự mỹ quan đô thị đồng thời tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
ký tên
( đây chỉ là đại ý chính và chưa trình bày theo đúng một văn bản, một cái đơn hoàn chỉnh, bạn nhớ trình bày lại nhé)
Một số giải pháp và hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc.
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT:
Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
- nghiêm chình chấp hành Luật Giao thông đường bộ
- đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
- đi theo tín hiệu đèn