K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

* Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất.

- Các phương pháp thực địa

Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm:

  • Lập bản đồ địa chất
    • Bản đồ cấu trúc: xác định các vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn tác động lên (tạo ra) nó.
    • Bản đồ địa tầng: Xác định các vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học và tướng sinh học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích
    • Bản đồ Surficial: Xác định vị trí của các loại đất và các tích tụ surficial
  • Khảo sát các đặc điểm địa hình
    • Tạo ra bản đồ địa hình
    • Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan bao gồm:
      • Các dạng xói mòn và tích tụ
      • Thay đổi lòng sông tạo ra khúc uốn và thay đổimực xâm thực cơ sở (avulsion)?
      • Các quá trình sườn
  • Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý.
    • Các phương pháp bao gồm:
      • Khảo sát bằng sóng địa chấn ở độ sâu nông
      • Thẩm thấu radar mặt đất (GPR)
      • Ảnh điện trở
    • Các phương pháp được sử dụng trong:
      • Tìm kiếm hydrocacbon
      • Tìm nước ngầm
      • Xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi
  • Địa tầng học phân giải cao
    • Đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt
    • Khoan giếng và đo đạc trong giếng
  • Sinh địa hóa học và vi sinh địa học
    • Thu thập mẫu để:
      • Xác định các đường sinh hóa
      • Xác định các tổ hợp loài mới
      • Xác định các hợp chất hóa học mới
    • Và sử dụng các phát hiện này để
      • Hiểu sự sống trước đây trên Trái Đất và nó thực hiện chức năng và trao đổi chất như thế nào
      • Tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm.
  • Cổ sinh vật học: khai quật các vật liệu hóa thạch
    • Dùng nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự tiến hóa
    • Dùng trưng bày trong bảo tàng và giáo dục
  • Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất và Niên đại chính xác (thermochronology)
  • Băng hà học: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của

-Các phương pháp trong phòng thí nghiệm

 

Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ.Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá.

Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma.Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma.

 

17 tháng 11 2016

ai là cung bạch dươngBài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

24 tháng 12 2021

D

25 tháng 12 2018

Trong những năm gần đây, công nghệ GPS được ứng dụng cho công tác xác định vị trí (toạ độ) và độ cao các điểm đo trọng lực thay cho hệ thống xác định độ cao bằng vi áp kế với bộ máy GPS4600LS. Đây là một bước tiến mới có tính đột phá đối với công tác đo vẽ trọng lực. Do việc sử dụng công nghệ GPS, toạ độ của các điểm trọng lực đảm bảo độ chính xác cao rất nhiều lần so với cách định điểm và đồ giải toạ độ trên bản đồ địa hình như cách làm trước đây. Độ cao các điểm trọng lực cũng được xác định chính xác hơn so với đo vi áp kế…

Ngoài việc ứng dụng công nghệ GPS cho công tác bay đo địa vật lý, đo vẽ trọng lực, công nghệ GPS còn được sử dụng trong công tác lộ trình địa chất, đo địa vật lý theo hành trình, xác định toạ độ, độ cao mạng lưới đo vẽ địa vật lý.

Như trên đã nói, công tác phân tích tài liệu địa vật lý gần đây được thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng hiện đại, tương đương trình độ công nghệ tiên tiến thế giới. Thông thường, công tác này được tiến hành theo các bước:

1- Phân tích định tính theo diện, theo tuyến bằng các phép biển đổi trường (các phép lọc phổ năng lượng, lọc entropy, lọc tần số, nâng, hạ trường…) nhằm xác định một cách tổng quan quang cảnh địa vật lý - địa chất chung của vùng khảo sát. Kết quả của giai đoạn này là xác định các hệ thống phá huỷ của đứt gãy, khoanh định các khối magma xâm nhập, đặc biệt là các khối xâm nhập ẩn, khoanh định các khối đất đá có trường địa vật lý khác nhau…, từ đó thành lập các sơ đồ cấu trúc địa chất, sơ đồ địa chất theo tài liệu địa vật lý.

2- Phân tích định lượng và bán định lượng (mô hình hoá vật thể 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều…) các dị thường địa vật lý nhằm xác định các thông số của đứt gãy, các khối magma ẩn và đặc biệt là xác định hình dạng, chiều sâu, thế nằm của các thân khoáng.

3- Nhận dạng đối tượng khoáng sản: căn cứ vào các dấu hiệu sinh khoáng (điểm, mỏ quặng…), các đặc trưng dị thường địa vật lý của thân khoáng và những tài liệu khác để lựa chọn mẫu nhận dạng. Việc lựa chọn mẫu nhận dạng tốt đảm bảo tính đúng đắn của kết quả nhận dạng, từ đó thành lập sơ đồ phân vùng triển vọng khoáng sản cho diện tích khảo sát.

Trong quá trình xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý, tài liệu địa chất, khoáng sản là những thông tin tiên nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc kết hợp quá trình xử lý tài liệu địa vật lý với kiến thức địa chất của các chuyên gia địa chất đảm bảo cho kết quả cuối cùng tốt nhất.

7 tháng 1 2022

A

20 tháng 1 2021

- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.

- Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu.

- Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.

 Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.

 

 Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

20 tháng 1 2021

- Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực

-  Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Cấu tạo bên trong Trái Đất.

 Gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất:

Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

 

21 tháng 5 2021

Sinh vật tồn tại ở A.Trên bề mặt trái đất B.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá C.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyểnD.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển 

 

Sinh vật tồn tại ở

A.Trên bề mặt trái đất

B.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá

C.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển

D.Trên bề mặt trái đất,trong các lớp đất đá,khí quyển

 

23 tháng 11 2016

Câu 6: Trả lời:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ
- Lớp trung gian
- Lớp lõi Trái Đất

Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Áu-Ắ, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực

 

 

 

23 tháng 11 2016

Câu 5: trả lời:

- Hai mảng tách xa nhau:
Vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.

- Hai mảng xô vào nhau:
Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, núi lửa, động đất.

14 tháng 12 2016

1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou

14 tháng 12 2016

2. -Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất , có tác động nén ép vào các lớp đá , làm cho chúng bị uốn nếp , đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất

21 tháng 4 2017

Địa mảng: Các địa mảng di chuyển rất chậm. Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Chọn: B.

16 tháng 11 2016

vâng, em chụp hình = laptop nó mờ lắm cj àk

16 tháng 11 2016

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)

Làm hộ mình nha mọi người^^