Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
a, Từ láy: xao xuyến, nho nhỏ
b,
Tham khảo nha em:
- Điệp từ " ta" " dù là" ⇒thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
- Động từ " làm", "nhập" ⇒ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.
- Ẩn dụ ⇒biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp
c, Câu đơn
3.
a, Từ in đậm nào em?
b,
Tham khảo nha em:
Điệp ngữ '' không có '' : cho ta thấy được bom đạn chiến trường ngày càng canh tạc, khốc liệt, dữ dội hơn. Những chiếc xe ấy không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe chỉ còn lại cái thùng xe bị xước. Những chiếc xe ấy ngày càng biến dạng đến trần trụi.
- Hình ảnh hoán dụ " trái tim": là 1 hình ảnh hay và gợi cảm,đó là trái tim của nhiệt huyết tuổi trẻ,trái tim của lòng yêu nước thiết tha, trái tim của ý chí chiến đấu uyet tâm để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
1. MỞ BÀI
- Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
- Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.
2. THÂN BÀI
a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.
- Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
- Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.
- Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
- Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
- Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
- Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
- giọt sương treo đầu ngọn cỏ;
- giọt mưa xuân
- giọt âm thanh tiếng chim
- Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Sơ kết:
- Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
- Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!
b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
- Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
- Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
- Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
- Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
- Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
- Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
- Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
- Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.
Sơ kết:
- Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
- Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.
c). Đánh giá chung:
c.1) Điểm chung:
- Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.
c.2) Điểm riêng:
- Mùa xuân nho nhỏ:
- Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;
- Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.
- Sang thu:
- Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;
- Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;
- Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.
3. KẾT BÀI
- Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.
- Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
b. Biện pháp so sánh, nhân hóa
c. Mùa xuân hé môi cười -> nhân hóa -> báo hiệu thời gian mùa xuân đến với những niềm vui mới.
So sánh: Mùa xuân là nắng mới, là ngày hội -> mùa xuân mang đến những sức sống mới, vui tươi, náo nhiệt.
d. Nội dung: Cảm nhận của tác giả về ấn tượng với mùa xuân vui tươi, rộn ràng.
Gợi ý cho em các ý để em viết:
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú
Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ)
Thân bài:
Nêu lên dấu hiệu của mùa hè:
+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây
+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi
+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè
+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây
+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng
+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái
+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ:
Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái.
Kết bài.
Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ.
Câu nghi vấn gợi ý: Phải chăng cảnh quan bên ngoài đang trái ngược hoàn toàn với cảnh quan bên ngoài?
_mingnguuyet.hoc24_