Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.
Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác. Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực. Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin) Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi…. Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
yêu tổ quốc yêu đông bào
hộc tập tốt lao động tốt
đoàn hết tốt kỉ luật tốt
khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
Đối với thanh thiếu niên chúng ta, Bác Hồ luôn luôn yêu cầu chỉ bảo, dìu dắt với thái độ bao dung, trìu mến, nâng đỡ. Bác rất mong muốn thế hệ trẻ luôn rèn luyện mình để thành người toàn diện. Bác khuyên chúng ta phải tu dưỡng, trau dồi cả đức lẫn tài. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Chúng ta hiểu lời dạy trên đây của Bác như thế nào và thực hiện lời dạy quý báu đó ra sao?
Tài là gì? Đức là gì?
Tài hay tài năng chính là sự nổi bật về một lãnh vực nào đó, một phần nhờ năng khiếu bẩm sinh kết hợp với phần lớn là sự chăm chỉ học tập và chuyên cần rèn luyện. Có tài nghĩa là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến đểhoàn thành công việc được giao trong một thời gianngắn nhất, có hiệu quả nhất, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tình huống nan giải hay phức tạp dường nào. Trong lãnh vực nào, cũng có người đầy tài năng. Trong y học, người bác sĩ phẫu thuật dùng đường dao tài hoa của mình giành lại sinh mệnh của bệnh nhân từ tay thần chết trong các ca cấp cứu hiểm nguy. Trong học tập, một học sinh có thểdùng tài trí của mình để giải bài toán, bài tập một cách ngắn gọn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Còn biết bao lĩnh vực nữa, không thể kể hết được.
Còn đức là gì? Đức chính là tư cách, là phẩm chất, là giá trị của con người trong cuộc sống. Đức theo quan niệm hiện nay là hết lòng phục vụnhân dân, có tư cách đạo đức, tác phong tốt, biết tôn trọng, bảo vệ nguyên tắc, chân lí, dũng cảm đấu tranh cho sự trung thực, kiên quyết đâu tranh phê phán những sai lầm tiêu cực trong đời sống xã hội. Nói về đức hay đạo đức, không những riêng người Việt Nam ta mà cả thếgiới đều khâm phục đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ đói với mọi người là một tâm gương đạo đức vĩ đại: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cả một đời Bác hi sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc vì hạnh phúc của giống nòi, Bác sống vì Tổ quốc, vì mọi người. Học tập Bác, noi theo gương sáng của Người, trong cuộc sống chung quanh ta không thiếu các tấm gương hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, kẻ gian, cứu người lâm nạn, quên cả bản thân mình. Gần gũi hơn, trong lớp của em cũng không ít bạn là gương sáng về đạo đức của người học sinh, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. Các em luôn giữ đúng mẫu mực, lễ độ với thầy cô giáo, khiêm tốn giúp đỡ bạn hữu trong học tập và sinh hoạt, sẵn sàng mạnh dạn góp ý phê bình xây dựng các. bạn yếu kém, biếng lười.
Tài và đức vừa giải thích trên chính là phẩm chất và năng lực, hai mặt của giá trị một con người. Hai mặt này đều cần thiết không thểthiếu được. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vì sao? Bởi lẽ có tài mà giấu kín không đem ra phục vụ nhân dân đất nước thì đúng là không dùng được rồi chứ gì. Hơn thế nữa, có tài mà làm việc tiêu cực, xấu xa vô đạo đức thì chẳng những vô dụng mà còn có tội đối với đất nước và nhân dân nữa. Người càng có tài mà vô đạo đức bao nhiêu thì tác hại đối với xã hội càng lớn lao bấy nhiêu. Một cán bộ nhà nước, tổchức và quản lí giỏi, nhưng tư túi, tham ô, hối lộ thì thiệt hại lớn tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản nhân dân, ngẫm lại đâu có ích gì. Một học sinh có khả năng học tập những hỗn láo, ý thức tổchức kỉ luật yếu kém thì trước sau gì cũng đi đến chỗ hư hỏng, chẳng có tác dụng tích cực gì đến bạn hữu trong lớp.
Trái lại, có đức mà không có tài thì đúng như Bác Hồ đã dạy: làm việc gì cũng khó. Bởi vì công việc hàng ngày đòi hỏi con người phải có kiến thức chuyên môn, phải thông minh, nhạy bén nhận định công việc đểnhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả nhất, không có tài nhất định không làm được, công việc tất yếu sẽ đình trệ, gâythiệt lớn cho sản xuất và đời sống. Rõ ràng là dù có đức sẵn lòng làm việc tốt nhưng không có tài, thiếu năng lực làm việc thì mọi ý định tốt đẹp cũng đều không thểtrở thành hiện thực được. Một công nhân tác phong đạo đức tốt nhưng kĩ thuật, nghiệp vụ không am tường thấu đáo, thì dẫn tới năng suất công việc thụt lùi. Cùng vậy, một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học kém thì làm sao phát huy tác dụng của mình đến với bạn khác được.
Đức và tài hai mặt giá trị của một con người có quan hệ bổ sung hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. Có đức lẫn tài thì con người toàn diện, hiệu quả công tác mới cao. Trong hai mặt đức và tài, đức là yếu tố quyết định, nhưng đức không phải là cái gì trừu tượng, mơ hồ mà phải được thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt công việc với năng suất chất lượng và hiệu quả cao.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, chúng ta phải suy nghĩ và hành động như thế nào để làm theo lời dạy đó.
Ngày nay, trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo hướng dân giàu nướcmạnh của công việc đổi mới do Đảng lãnh đạo, đòi hỏi chúng ta phải chăm lo rèn luyện toàn diện cả đức lẫn tài. Không thểthờ ơ trách nhiệm, chạy theo lối sống hưởng thụ, sa đọa, thiếu đạo lí. Thanh thiếu niên Việt Nam chúng ta phải không ngừng nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức: “Điều gì phải thì cố làm cho kĩđược, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trải nhỏ” (Bác Hồ). Ngoài ra, chúng ta còn phải đặc biệt tích cực học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật và tiếng nước ngoài để đủ khả năng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thời đại ngày nay.
Lời dạy của Bác thật vô cùng quý báu và sâu sắc. Qua đó, chúng ta hiểu Bác quan tâm đến thế hệ cách mạng của đời sau biết nhường nào!
Là mầm non của cách mạng, em thấy mình cần phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện nhân cách, cố gắng để luôn luôn là một con ngoan trò giỏi, một đội viên tốt. Chỉ có thể làm như thế mới xứng đáng với tình thương yêu, sự quan tâm sâu sắc vô vàn của Bác đối với thiếu niên nhi đồng chúng em.
@NGƯỜI BÍ ẨN
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Từ lâu, thế hệ thanh niên chúng ta đã được nghe về “5 điều Bác Hồ” dạy về những đức tính làm người khác nhau, và một trong số đó chính là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là điều thứ 5 trong bộ “5 điều Bác Hồ dạy” ấy, vậy thì trước hết chúng ta cần hiểu, từng đức tính ấy nghĩa là như thế nào? Khiêm tốn là khiêm nhường, từ tốn, không tự đề cao bản thân mình, đặt mình ở một vị trí vừa phải và luôn không ngừng học tập từ những người xung quanh. Thật thà là không dối trá, nói những điều thẳng thắn đúng với sự thật hoặc đúng với suy nghĩ, lương tâm của mình. Và bên cạnh đó, dũng cảm tức là can đảm, không run sợ, nao núng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cả ba đức tính trên đều là những đức tính tốt và cần thiết mà Bác đã đặt ra và khuyên răn thế hệ hôm nay cần phấn đấu và noi theo. Thật vậy, trước tiên, con người ta cần khiêm tốn vì trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể ở trên đỉnh cao danh vọng, nếu như ta cứ không ngừng tự đề cao bản thân, khoe khoang mọi thứ, khinh thường những người khác thì khi ta thất bại, ta sẽ bị mọi người xung quanh chế giễu, chỉ trích, chê bai và quay lưng. Khi ta biết sống một cách khiêm nhường, không đánh giá bản thân mình quá cao, ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu để không ngừng phấn đấu và học hỏi, được mọi người xung quanh giúp đỡ, quý mến. Tiếp đến, tại sao sao cần thật thà trong cuộc sống? Vì thật thà sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ những người xung quanh, gây dựng được chữ “tín” . Một kẻ dối trá hay thảo mai , nói không giữ lời sẽ không bao giờ được chào đón, bị mọi người xa lánh, làm sứt mẻ những mối quan hệ, đôi khi gây ra những hậu quả to lớn. Và rất cần thiết khi mỗi người cần phải có sự dũng cảm vì có dũng cảm ta mới dễ dàng vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, dám can đảm, đủ bản lĩnh để đối mặt với bất kỳ kết quả nào thay vì dễ run sợ, tự ti vào bản thân khi gặp thất bại. Những con người có cả ba đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm sẽ luôn được người khác tín nhiệm, chào đón, giúp đỡ. Thế hệ cha anh chúng ta trong thời chiến với những tấm gương sáng như Kim Đồng, Nguyễn Trung Trực,..chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Vậy nên, lời dạy của Bác Hồ đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, đặc biệt là với thế hệ học sinh, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hôm nay. Không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, ý chí vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm, luôn thật thà, giữ chữ tín trong mọi công việc, học tập, học hỏi những điều hay, lẽ phải từ cuộc sống xung quanh,..Một thế hệ tốt mới có thể đem lại những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước tương lai, ngay bây giờ cần noi gương, và nghe theo những lời dạy của Bác cũng như giữ gìn và phát huy hết mình lời dạy ấy dù là hiện tại hay tương lai.
Bài làm :
Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?
Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn có ý thức học hỏi bè bạn và những người xung quanh. Còn “thật thà” là không gian dối trong làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. ‘Thật thà” còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Bài học thứ ba: “Dũng cảm”, nghĩa là gan dạ không một chút sợ sệt để làm những việc tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy, khiêm tốn, thật thà, dùng cảm là những đức tính quý báu của con người.
Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? miớe tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu – Dẫu ta có tài giỏi hơn người mà không kiêu ngạo, luc nào cũng tỏ vẻ nhún nhường, ham học hỏi ở mọi người thì ai cũng quý mến ta. Trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bè bạn cũng như mọi người xung quanh ta không gian dối, không lọc lừa,- lúc nào cũng trung thực, thành thật thì ta sẽ tạo được lòng tin ở mọi người. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao ta có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta sẽ rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những tấm gương thiếu niên Việt Nam “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Anh Kim Đồng, anh Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc… đã nêu cao tấm gương dũng cảm. Trong học tập, nhũng học sinh giỏi toàn quốc đã từng đạt nhiều giải thưởng, song vẫn khiêm tốn học hỏi. Chính vì vậy mà các bạn luôn được mọi người quý mến.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính đòi hỏi phải biết rèn luyện trong quá trình lâu dài mới có được. Là một học sinh, một đội viên Đội Thiếu niên .Tiền phong Hồ Chí Minh, ta phải luôn ghi nhớ những lời Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó ngay cả trong những công việc nhỏ hàng ngày. Ngay trong cuộc sống với bạn bè xung quanh, có biết bao tấm gương để mình có thể học hỏi: những bạn học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, những học sinh tiêu biểu lúc nào cũng trung thực và nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi làm điều sai với thầy cô, cha mẹ, thẳng thắn trung thực trong mối quan hệ với bạn bè… Những việc làm này tuy bình thường nhưng đó chính là những việc mà mỗi chúng ta cần học hỏi và phấn đấu thực hiện trong cuộc sống.
Bằng tình yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quý báu. Phấn đấu thực hiện cho được những điều Bác dạy, ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. Năm điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta soi rọi lại mình. Không chỉ “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” mà ngay cả từ điều một đến điều năm – điều nào ta cũng phải nhớ và cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy, chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.
Trước bàn học của em có treo bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho một bạn thiếu niên, kèm theo năm điều Bác dạy. Hằng ngày em thường ngắm nhìn bức ảnh và suy nghĩ về năm điều Bác dạy đó. Điều thứ năm trong năm điều Bác dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đểthực hiện lời dạy của Bác, ta cần hiểu rõ thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Theo em hiểu, khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy những mặt chưa tốt của mình để rèn luyện, khắc phục, đồng thời luôn có ý thức học hỏi bạn hè và những người xung quanh. Thật thà là không gian dối trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gan dạ không sợ gian khổ, nguy hiểm là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu của con người.
Nhưng tại sao đội viên thiếu niên chúng ta cần rèn luyện ba đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đôi với thiếu niên chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu, mới mau chóng tiến bộ. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao có thể hoàn thành được các nhiệm vụ đó. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Đọc truyện các anh hùng liệt sĩ cách mạng, các gương “người tốt, việc tốt”, em thấy các anh hùng liệt sĩ, các bạn “cháu ngoan Bác Hồ” và rất nhiều tấm gương khác đều là những con người khiêm tôn, thật thà, dũng cảm. Anh Kim Đồng đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ tài liệu và cán bộ cách mạng. Anh Vừ A Dính khi bị giặc bắt đã không chịu khai báo mà còn lập mưu lừa được giặc. Các anh Kpa Kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc cũng đều là những tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Gần gũi với chúng ta hơn còn có rất nhiều người là những học sinh giỏi đãtừng đoạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp, song vẫn khiêm tôn học tập các bạn. Rồi còn biết bao bạn luôn nêu gương thật thà, trung thực trong cuộc sống hằng ngày.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu nhưng không phải tự nhiên mà có được, trái lại nó đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên qua quá trình lâu dài. Là một đội viên đang phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản, em luôn ghi nhớ những điều Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó trong những công việc nhỏ hằng ngày. Trong lớp em, có những bạn cảm thấy như xung quanh mình không có ai đáng học tập, lại có những bạn tự buông lỏng mình và nghĩ rằng sau này ra đời rèn luyện cũng vừa. Riêng em, em lại thấy nếu mình có ý thức rèn luyện thì xung quanh mình, ở trường lớp cũng như ở ngoài xã hội, có biết bao tấm gương để mình có thể học tập được. Luôn có ý thức học hỏi các bạn học sinh giỏi, trung thực, nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc khuyết điểm với thầy giáo, cô giáo, với cha mẹ, thẳng thắn, trung thực trong mọi quan hệ với bạn bè... chính là những điều em luôn phấn đấu thực hiện.
Thế hệ chúng em không có may mắn được Bác trực tiếp dạy bảo, chăm sóc, nhưng những điều Bác dạy vẫn rất in đậm trong tâm trí em. Nghĩ tới công lao trời biển của Bác, nghĩ đến tấm lòng yêu thương vô hạn mà Bác đã giành cho các thế hệ, em luôn thầm hứa sẽ xứng đáng là cháu ngoan của Bác trong mỗi công việc hàng ngày, cố gắng rèn luyện theo năm điều Bác dạy.