K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

Nghệ thuật của bài tiểu luận thể hiện qua đoạn trích

- Đặt vấn đề rõ, gọn

- Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm

- Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc

- Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấy đáo khoa học

Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích “cái tôi” trong nhiều quan hệ với “cái ta” để tìm ra điểm giống và khác nhau

   + Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vẫn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc

   + Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, luận điểm có tính khái quát những ví dụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục

   + Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử

2 tháng 6 2017

Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.

Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.

Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao như đoạn: "Đời chúnẹ tư nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta di tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu klĩỏng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vần bơ vơ. Ta ngẩn nẹơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận''. Đoạn văn khái quát vể sự bế tắc của "cái tôi" và bản sắc phong cách riêng của từng tác giả thơ mới. Mỗi nhà thơ chỉ được khái quát trong mấy từ nhưng cách viết rất giàu hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc

2 tháng 6 2017

a. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đé. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Nhà thơ xưa vẫn có thê có những cái mới, ngược lại nhà thơ nay cũng có thể còn giữ những cái xa xưa. Cái cũ và cái mới cũng lại thường vẫn liên tiếp nhau qua các thời đại. Cách nhìn như vậy là khách quan, biện chứng và có tính khoa học.

Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể. Khi phân tích đặc điểm của thơ mới, tác giả cũng luôn phân tích "cái tôi" trong nhiều quan hệ để làm nổi rõ bản chất của "cái tôi":

- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với "cái ta" để tìm xem những chỗ giống nhau và khác nhau.

- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc cái "đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họ Đây là một điểm đáng chú ý về phương pháp luận khoa học cúa tác giả và nét đặc sắc vể tính khoa học của bài tiểu luận.

[Ngữ Văn 11]I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)Đừng phiến diệnTôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề tại sao Việt Nam không làm được điều đó.Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển, nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 11]

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đừng phiến diện

Tôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề tại sao Việt Nam không làm được điều đó.

Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển, nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển không đồng đều với những quốc gia giàu có văn minh nhất nhì thế giới và thất vọng. Có đáng không?

Đôi khi, một vài người bạn, đồng nghiệp từng học ở nước ngoài về cũng hay sa vào so sánh, thất vọng, thậm chí sốc nặng vì cho rằng con người ở Việt Nam quá tồi tệ. Tôi ước gì họ kể cho tôi nghe những điều tốt đẹp ở nước bạn, thay vì không tiếc lời chỉ trích cuộc sống và con người ở quê hương mình. Tôi chỉ mong trước khi chúng ta sợ hãi hay lo lắng một vấn đề gì hệ trọng của một quốc gia thì nên cân nhắc. Chúng ta đã nhìn đa chiều, đã thử lý giải hay chưa. Và nhất là khi một trong số chúng ta là người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, mỗi nhận xét của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới nhiều người.

Dường như ta dễ phán xét nhưng luôn thiếu một điều cơ bản: suy nghĩ thấu đáo. Sự thấu đáo sẽ dẫn dắt bạn đến sự bao dung, nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng.

Nếu có một du khách than phiền với tôi họ bị giật đồ, tôi sẽ nói đó chỉ là một vài hình ảnh xấu xí mà thôi. Chúng tôi vẫn có những cơ quan trợ giúp du khách, có những bạn trẻ sẵn sàng làm hướng dẫn viên không công, cả những người dân bình thường tốt bụng dễ gần.

Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu "thấy" thôi.

(Trích Nhiều người tử tế lắm, là bạn không chịu 'thấy' thôi - Báo Tuổi trẻ.online)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo người viết khi phán xét người ta luôn thiếu điều cơ bản gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào là “phiến diện". (1,0 điểm)

Câu 4: Bài viết muốn truyền tải thông điệp gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến nêu ra ở phần Đọc - hiểu: "Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu “thấy” thôi!

Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nhận về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang" (Huy Cận)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

15
22 tháng 4 2021

câu 1 pần làm văn

Việc tử tế, chuyện người tử tế chắc ai trong chúng ta cũng đã dược nghe khá nhiều lần ròi. Nhưng có ai đã để tâm đến những việc tử tế, người tử tế đó chưa. Sự tử tế của một con người đó được biểu hiện trong cách cư xử thân thiện, hào phóng đối với mọi người xung quamh. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé. Vậy nên, những người tử tế không phải là điều mà người khác làm phải quá to lớn mà nó chỉ là những thứ nhỏ nhặt quanh ta. Như chúng ta giúp đỡ những người nghèo khó, những cụ già không nơi nương tựa, quan tâm đến một em nhỏ bị lạc mẹ,... hay như hiện nay chính là chung tay cùng dân tộc Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19. Có ý kiến cho rằng " Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu " thấy" thôi!". Việc không thấy này có thể do chúng ta chưa nhận thức được như thế nào là việc tử tế, hay cho rằng những người, những việc làm tử tế phải to lớn, lớn lao hơn. Hãy thay đổi cách nhận thức và cách nhìn nhận của mình là bạn có thể thấy rằng bên cạnh mình còn rất nhiều người tử tế. 

22 tháng 4 2021

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.

Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng... và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc... cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:


 

 

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

20 tháng 6 2017

Vào những năm cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị hết sức đen tối: chủ quyền đất nước mất, phong trào Cần Vương thất bại

+ Chế độ phong kiến thất bại, kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng lỗi thời

- Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, tư sản từ nước ngoài tới Việt Nam qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản, và Pháp

Vì thế các nhà nho yêu nước muốn thay đổi vận mệnh dân tộc