K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2021

đăng lại làm gì bn ?

1 tháng 7 2021

Bạn ấy cần phần làm văn, bạn không giúp bạn ấy phần làm văn còn hỏi nữa. Nè:" Mọi người làm giúp mk câu NLXH nha. Mk đang cần gấp."

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Câu 1. Thể thơ tự do (kết hợp thể thơ 7 chữ và 8 chữ)

Câu 2. Hình ảnh diễn tả không gian đặc trưng  làng quê:

- bát ngát cánh đồng

- bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Câu 3. Quê hương có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, tính cách, phong cách của mỗi người.

Câu 4. Tình cảm của tác giả đối với quê hương: nhớ thương, trân trọng, biết ơn quê hương của mình

phần làm văn bn tự làm nhé !

 

18 tháng 8 2021

Body shaming là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự body shaming chính mình.

Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp body shaming phổ biến có thể kể đến fat-shaming, đó là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích.

Ngoài ra, những người có thể tạng quá gầy, ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị mỉa mai ngoại hình. Vóc dáng là nội dung tiêu biểu trong vấn đề chỉ trích ngoại hình. Hiện nay, tình trạng miệt thị ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, mọi người vẫn thường nói người khác quá ốm, quá mập, quá cao, quá thấp trên mạngDù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn.

Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.

Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày mới được xem là hợp mốt.Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình.

Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.

Body shaming ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương nhé.

4 tháng 4 2021

Tham khảo:

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hoá thời Trần, ông sinh ra ở Yên Ninh – nay thuộc thành phố Ninh Bình. Là người có tài về cả chính trị lẫn văn chương, ông có học vấn uyên bác, tri thức sâu rộng và tính cách hết sức cương trực, thẳng thắn. Lại vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, được giao phó các chức quan quan trọng trong cả bốn đời vua Trần và có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Bởi lẽ đó ông rất được các vua Trần kính trọng, tôn gọi là Thầy, khi mất được truy tặng chức Thái Bảo, Thái Phó và được thờ tại văn miếu Quốc Tử Giám. Sinh thời, ông để lại nhiều tác phẩm, hiện còn 17 bài thơ và 2 bài văn xuôi, trong đó xuất sắc nhất phải kể đến bài “Phú Sông Bạch Đằng” – áng thiên cổ hùng văn của lịch sử văn học Việt Nam. Sông Bạch Đằng có lẽ chẳng phải xa lạ gì với mỗi người con dân đất Việt. Đây là địa danh đã bao lần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi, đây cũng là nơi đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho các tác giả, các thi nhân yêu nước đương thời. Ta có thể kể đến “Bạch Đằng Giang” của Trần Minh Tông, cũng biết đến “Bạch Đằng Giang Phú” của Nguyễn Mộng Tuân, hay “Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi. Đó đều là các tác phẩm có tiếng tăm ở thời trung đại bấy giờ, tuy nhiên giữa những tác phẩm viết về địa danh sông Bạch Đằng thì tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu lại nổi lên như một tác phẩm xuất sắc nhất về bãi chiến địa lịch sử oai hùng này.

 

Tác phẩm của ông là tiêu biểu cho tình yêu và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên con sông Bạch Đằng, đồng thời khắc họa một cách chân thật và sinh động, hào hùng những cuộc chiến đẫm máu đầy anh dũng của nhân dân ta ngày xưa thông qua đoạn thứ hai của bài phú.

Đoạn thơ bắt đầu với hình ảnh các bô lão lê gậy bái phỏng kẻ làm khách:

“Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau”

Các bô lão có thể là những hình ảnh thực, những con người mà tác giả gặp trên sông, cũng có thể chỉ là sự hư ảo từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả tạo lên. Tuy nhiên, dù là thật hay ảo thì với hình ảnh các bô lão, tác giả đã gợi cho người đọc nhớ về hình ảnh của điện Duyên Hồng năm xưa với lời đồng thanh: “quyết đánh” đầy hào hùng như tạo điểm nhấn để đưa người đọc quay về con đường lịch sử, trở về với quá khứ, để rồi theo lời của các bô lão ấy mà làm sống lại những trang sử oai hùng một thời:

“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”

Các bô lão kể về cuộc chiến của Trần Hưng Đạo năm 1288 – trận chiến với chiến thắng vang dội khi bắt sống được Ô Mã và tiêu diệt hàng vạn quân xâm lược, khiến cho:

“Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông.”

Nhưng cũng lại không quên ngược dòng lịch sử để nhấn mạnh thêm về trận chiến của Ngô Quyền năm 938 khi đã dùng mưu đại phá quân Nam Hán một cách tài tình. Qua đó nói lên rằng nơi đây, Sông Bạch Đằng là thánh địa lưu dấu muôn trùng chiến công của dân tộc, để khẳng định rằng đây là chiến địa đáng tự hào trên đất Việt ta.

 

Từ nhịp thở dài, nhẹ nhàng, hoài niệm, tác giả chuyển qua nhịp thơ ngắn, xúc tích, tạo lên vẻ hào hùng, dứt khoát để khắc hoạ lên khí thế hùng hồn của thế chiến thời bấy giờ:

“Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.”

Với các con số ước lệ chỉ những sự vô cùng, vô tận và biện pháp phóng đại hùng biện, các hình ảnh đối lập giữa địch và ta làm cho người đọc tưởng chừng có thể chứng kiến đội quân ta ngày ấy, hùng mạnh, anh dũng, khí thế ngút trời. Dòng sông như sôi sục với muôn đội thuyền bè, chiến trường tráng liệt nhuộm một màu tinh kỳ rực rỡ. Thế nhưng thế sự khó lường khi hai bên ta địch cân sức cân tài, khí thế ta là thế, nhưng địch lại chẳng kém quân ta khi mà:

“Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!”

Tác giả đã mượn điển tích Bồ Kiên của nước Tần, mượn ý này để cho ta thấy rõ khí thế quân Nguyên khi vào đánh nước ta – quân đông tướng mạnh, tự tin vào thực lực của bản thân, khí thế cũng rềnh vang một cõi, càng tôn lên thói hống hách, ngạo mạn của bọn chúng. Bởi khí thế hai bên chẳng ai nhường ai, cân sức, ngang tài cho nên không chỉ tạo ra một màn mở đầu gây cấn mà còn tạo nên một trận đánh gay go, ác liệt, bất phân thắng bại. Trận đánh đó làm cho đất trời phải rung chuyển, thế sự phải xoay vần:

“Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.”

Một trận đánh có thể nói là “kinh thiên động địa”, Trương Hán Siêu đã dùng lời lẽ làm ta hình dung ra tầm vóc của trận đánh tựa như sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, là một trận đánh lớn lao và cao cả. Tưởng tượng trước mắt hiện ra một chiến trường khói lửa, gươm giáo đẫm máu, tiếng ngàn quân hô hào, tiếng trống trận thúc giục, tiếng vó ngựa, voi gầm. Người phải nằm xuống, kẻ vẫn anh dũng xông thẳng về trước, thiện chiến giết giặc. Những chiếc thuyền giặc lần lượt vỡ tan, chìm xuống dòng sông chảy nhuộm màu đỏ thẫm một trời. Thông qua nét bút tinh tế, những chi tiết phóng bút, khoa trương nhưng rất thần tình như vẽ lên một bức tranh sống, có âm thanh, có hình ảnh, có màu sắc, tô đậm một trang sử vang dội, chói lọi.

 

Phần kết cả bức tranh hào hùng ấy, tác giả tạo một nét chấm phá dứt khoát, khẳng định một chiến thắng vẻ vang của dân tộc:

“Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”

Tác giả lại tiếp tục nhắc đến điển tích về hai trận đánh Xích Bích của Tào Tháo và Hợp Phì của Bồ Kiên – hai trận đánh nổi tiếng của những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của giặc. Cả Tào Tháo và Bồ Kiên đều là những tướng tài, quân giặc thời bấy giờ cũng hùng hổ, khí thế tựa như quân Nam Hán ngạo mạng mà kéo quân sang nước ta. Bằng cách đề cao giặc để càng làm sáng rõ lên sức mạnh của dân ta, tác giả dùng phép so sánh hết sức tài tình khi đem so sánh kẻ thù với những nhân vật lỗi lạc, những con người tài giỏi, đặt chúng trong hoàn cảnh của những trận đánh to lớn trong lịch sử để rồi cuối cùng vẫn thất bại thảm hại trước chúng ta, trước những con dân đất Việt. Từ đó càng nhấn mạnh thêm chiến thắng oai hùng của ta và tô đậm sự thất bại nhục nhã của giặc.

Sông Bạch Đằng có lẽ chẳng phải xa lạ gì với mỗi người con dân đất Việt. Đây là địa danh đã bao lần đi vào lịch sử với những mốc son chói lọi, đây cũng là nơi đã khơi gợi nhiều cảm hứng cho các tác giả, các thi nhân yêu nước đương thời

Với giọng điệu đầy nhiệt huyết mang âm hưởng hào hùng, khí thế tự hào, tác giả đã thành công kể lại cuộc chiến nơi bãi sông Bạch Đằng một cách sinh động và hào khí. Thông qua cách hình ảnh phóng đại, so sánh đầy tài tình kết hợp với các điển cố, điển tích trong lịch sử càng làm nâng cao tầm vóc của cuộc chiến, từ đó làm vang dội cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Qua đó ca ngợi nhân dân ta, ca ngợi cuộc chiến thắng anh dũng và bộc lộ niềm tự hào, tình yêu nước mãnh liệt của tác giả trước con sông Bạch Đằng vĩ đại chảy dài theo dòng lịch sử.

Vui lòng ko đăng bài KT + thi tự làm

8 tháng 1 2022

2/BPTT : điệp ngữ, phép thế.

tác dụng : cho thấy được 1 chân lý thực tế trong cuộc sống mà chúng ta không thể chối cãi được.

3/nguyên nhân vì người đàn ông đã giúp đỡ nó bay ra khiến cho chất lỏng trong thân con bướm không chảy vào cánh bướm được nên còn bướm ấy mãi không bay được mà chỉ có thể dùng cả cuộc đời của nó bò loanh quanh .