Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em viết theo các gợi ý này nhé:
Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)
Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?
Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?
Dẫn chứng?
Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?
Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?
Dẫn chứng?
Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)
Kết luận.
tk:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nghi-ve-tinh-dong-chi-a81383.html#ixzz7FiopkWPe
Tham khảo:
Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí là cùng chung ý chí, lí tưởng. Đồng thời nó cũng là cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ, làm thành riêng một câu thơ. Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỉ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hoà mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng chiến tranh phong kiến,chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ cùn với xự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
cảm ơn đã cho mk câu trả lời nhưng mình cần đoạn văn chi tiết và cụ thể hơn ạ
Em tham khảo nhé !
Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.