K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

giúp mình nha 

    

22 tháng 10 2021

mik ko có đề

9 tháng 5 2018

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b. Dang rộng cánh bay lên cao.

c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a. Danh từ                 b. Động từ                 c. Tính từ

10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a. Hai từ đơn            b. Một từ ghép            c. Một từ láy

B. KIỂM TRA VIẾT.

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả lại cánh đồng lúa quê em.

9 tháng 5 2018

văn về phần miêu tả người ý a ngày trước thi nó chỉ vào phần đấy thôi

6 tháng 12 2021

TL :

Thi xong giữa kì rồi

Có , mình có nhé

Mình gửi bạn ở phần tin nhắn sau

HT

Thằng Đoàn Nguyễn Anh Khoa đừng có mà lung tung , ng ta chỉ hỏi là thi chưa thôi có làm gì đến m đâu mà đi báo cáo , m bị hâm à , nó hỏi thôi , ko ảnh hưởng tới m hay tới thế giới cả , t báo cáo m đấy Anh Khoa !

1 tháng 11 2018

Lớp 5 nha mọi người

1 tháng 11 2018

Kì 1 không kiểm tra tin

12 tháng 1 2022

em ko có vì em lớp 2:)))

12 tháng 1 2022

 ko có đừng nhắn đủ nhiều thông báo rồi em 

28 tháng 3 2021

bạn tìm trên google á vào vn.doc rồi tìm vòng 17 

nếu cách này bn làm rồi thì thôi 

KB NHA / MIK LÀ NỮ LỚP 5

14 tháng 5 2020

Lớp 5 nhé

9 tháng 5 2018

đề trường mình là miêu tả quê hương vào một buổi sáng ban mai. k đúng cho mình đi , mình viết đề tiếp cho.

9 tháng 5 2018

I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) 

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.



Read more: http://dethihocki.com/de-kiem-tra-ki-2-lop-5-mon-tieng-viet-2018-th-ap-6-bau-don-a9772.html#ixzz5F1Ctdds8

I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) 

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.


 

11 tháng 5 2020

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II - Phần viết:

1 . Chính tả: (Nghe – viết)

Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)

(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)

2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

Bạn có cần Đáp án luôn ko?

11 tháng 5 2020

thanks