K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trích từ: -------------------
Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Trích từ: -------------------
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Trích từ: -------------------
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.
Sưu tầm

Tham khảo;

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như đứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

18 tháng 4 2022

bn chỉ cho mình 1 câu ghép và 1 phep liên kế đc ko ạ

21 tháng 10 2021

Em tham khảo đoạn này nhé:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn được coi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam(Câu bị động). Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, ông đã khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã, bọn giặc phải khiếp sợ. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là(trợ từ) nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ôi! Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

26 tháng 9 2019

Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ

a. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, đầy bản lĩnh

b. Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén

- Sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta: (thể hiện trong lời phủ dụ ở Nghệ An)

- Sáng suốt trong việc dùng người, xét đoán bề tôi

c. Ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng

d. Bậc kì tài quân sự - Tài dụng binh như thần

e. Lẫm liệt trong chiến trận

11 tháng 5 2021

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một trận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đương”

(Ngô Ngọc Dụ)

Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.

Hồi thứ thứ 14 kể về lần thứ ba ra Bắc Hà của Nguyễn Huệ. Ông đã tạo nên chiến công kì tích nhất trong lịch sử Việt Nam, với tốc độ tiến công thần tốc, chỉ trong 10 ngày ông đã tiêu diệt gọn quân Thanh, lấy lại nền độc lập cho đất nước. Chỉ trong đoạn trích ngắn này, nhưng vẻ đẹp khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người đã được biểu lộ rõ nét nhất.

 

Đọc Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14, ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với vị anh hùng này chính là ở trí tuệ sáng suốt và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc, chiếm giữ kinh thành Thăng Long bấy giờ Nguyễn Huệ mới là Bắc Bình Vương và ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo, lòng yêu nước trào dâng ông đã định cầm quân đi ngay. Song trước sự khuyên ngăn, suy nghĩ kĩ lương, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi, để danh chính ngôn thuận cầm quân ra Bắc. Ngay sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ - niên hiệu là Quang Trung đã ra lệnh xuất quân ngay. Không chỉ vậy, để giành được chiến thắng với kẻ địch mạnh, đòi hỏi phải có một trí tuệ sáng suốt. Quang Trung đã rất mưu lược, sáng suốt khi nhận định tương quan tình hình hai bên, ra lời hịch vừa để khích lệ binh tướng, vừa để răn đe, cảnh tỉnh với những kẻ hai lòng. Ông vô cùng sáng suốt khi nhận rõ bản chất của kẻ định, và khơi dậy lòng yêu nước ở những người chiến sĩ. Trước những lời lẽ đanh thép, sắc sảo của ông tướng sĩ trên dưới một lòng đều nhất nhất tuân lệnh: “xin vâng lệnh không dám hài lòng”.

 Không chỉ vậy, sự mưu lược của ông còn được thể hiện trong cách nhận xét về thế mạnh và cái yếu của bề tôi. Ông hiểu năng lực của Sở và Lân, họ chỉ là “hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tùy cơ ứng biến là không có tài”. Bởi vậy ông không trách cứ, xử tội họ. Ông cử Ngô Thì Nhậm – người có tài mưu lược để bên cạnh mà hỗ trợ hai vị tướng. Cách hiểu người, dùng người đúng đắn, trách người đúng tội đúng việc làm cho quân tướng ai nấy đều hài lòng và khâm phục. Nhờ có sự am hiểu như vậy, đã giúp ông thu phục nhân tâm của mọi người.

Và cuối cùng sự sáng suốt của ông còn thể hiện trong tầm nhìn xa trông rộng. Ông nắm rõ tình hình, quân Thanh bành trướng đang đóng quân gần hết Bắc Hà, nhưng ông cùng vô cùng tự tin chỉ trong mười ngày sẽ đánh đuổi sạch bóng quân Thanh. Nhưng ông không chỉ lo nghĩ đến việc dẹp yên giặc, mà con nghĩ trước cách ứng xử với chúng sau khi chúng bị đánh đuổi về nước. Là một nước lớn, khi thua trận tất yếu sẽ sinh sự cay cú mà đem quân trả thù, bởi vậy ông đã cử Ngô Thì Nhậm, dùng “khéo lời để dẹp yên binh đao”. Làm việc ấy cũng là để cho nhân dân nghỉ sức, ta có điều kiện trong vòng mười năm xây dựng đất nước, củng cố quân sự, lúc bấy giờ giặc Thanh có xâm lược ta cũng không còn phải ngần ngại gì nữa. Qua tất cả những sự việc đó, đã cho hậu thế thấy một con người tài trí sáng suốt, liệu việc như thần.

Không chỉ dừng lại là một con người có tài trí sáng suốt, mà dưới ngòi bút của Ngô Gia Văn Phái, Quang Trung còn là một người có tài thao lược hơn người. Ngay sau khi hạ lệnh xuất quân ra Bắc, ông lập tức lên đường, vừa đi vừa tuyển quân, khiến cho binh lực mạnh lên không ngừng. Ông có cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử, làm cho ai cũng không khỏi kinh ngạc, từ Phú Xuân ra đến kinh thành Thăng Long ông chỉ đi mất có bốn ngày, trong khi đi còn tuyển quân, phương tiện di chuyển thô sơ chủ yếu đi bộ, phần còn lại đi ngựa. Chính tốc độ hành quân thần tốc ấy cũng là một yếu tố làm cho kẻ địch bất ngờ.

Đồng thời ông lựa chọn thời cơ chính xác, chớp cơ hội tết nguyên đán giặc sơ hở, lo ăn chơi để đánh một trận tiến quân lớn, đập tan tất các các ngả quân của chúng. Ở mỗi trận đánh có có cách đánh hết sức linh hoạt, khiến cho kẻ thù choáng váng, tưởng “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Và chính điều đó đã dẫn đến thắng lợi tất yếu của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thug. Quang Trung cùng với các tướng sĩ của mình đánh một mốc son chói lọi và hào hùng vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đẹp đẽ nhất là khi vua Quang Trung chỉ huy đội quân tướng sĩ trên chiến trường, đó là vẻ đẹp của sự oai phong, lẫm liệt, khó ai có thể bì kịp. Vua Quang Trung thân chinh cầm một mũi tiến công, chỉ huy xông ra trận. Trong ánh sáng của buổi sớm, khói của súng đạn, vị anh hùng thân cưỡi voi, mình mặc áo bào lẫm liệt xông ra chiến đấu với kẻ thù. Một tạo hình uy nghi, lẫm liệt và vô cùng đẹp đẽ. Hình ảnh đó đã trở thành tượng đài bất hủ của dân tộc Việt Nam.

Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.