K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2021

 T I C K cho mk đi mà

15 tháng 11 2021

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

Tranh số 1: Cuộc thi nhảy xa bên hố cát cạnh con mương của bọn trẻ trong làng do chị Hà làm trọng tài, mấy cô cậu tí hon làm khán giả. Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo là Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Người thứ ba là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

* Tranh số 2: Tôm Chíp bé nhất, nhảy sau cùng. Mặt cậu đỏ lên ái ngại. Các bạn cười và nói khích. Tôm Chíp tự ái lao lên nhưng đến gần hố cậu ta lại đứng sựng lại. Cả bọn cười, nhao nhao khích bác. Tôm Chíp vừa giận mình, vừa tức bạn, toan khóc. Chị Hà lại an ủi động viên.

* Tranh số 3: Tôm Chíp xin nhảy lại. Sắp đến hố nhảy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh bên bờ mương, Tôm Chíp vội chạy vòng qua hố nhảy, lao như bay tới bờ mương kịp cứu được một em bé ở sát mép nước bờ bên kia. Mọi người thở phào.

* Tranh số 4: Chị Hà và một số bạn nhỏ lội qua con mương. Cả bọn đều lè lưỡi không hiểu sao Tôm Chíp làm sao mà "bay" qua được con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố: "Tôm Chíp vô địch. Nhưng phải khám xem cậu ta có lắp chiếc cánh quạt nào không đã. Cả bọn cười ồ và phục Tôm Chíp ra mặt."

24 tháng 4 2021

Hôm ấy, bọn trẻ trong làng chọn hố cát cạnh con mương đào làm nơi tổ chức cuộc thi nhảy xa. Chị Hà được mời làm trọng tài. Khán giả là mấy cô cậu tí hon ngồi ở bên kia bờ mương mắt hau háu chờ xem.

Chị Hà dõng dạc hô:

-  Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!

         Hưng Tồ bậm bạch như một chú vịt chạy vào vị trí. Nghe tiếng hô: “Bắt đầu!”, nó lấy đà chạy nhanh đến bất ngờ. Gần đến nơi, miệng nó bặm lại. “Phốc”, nó nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Nó đứng dậy, hãnh diện nhìn mọi người.

        Người tiếp theo là Dũng Béo. Vừa nghe gọi tên, cậu đã vỗ đùi đen đét để thị uy. Rồi cậu cũng nhảy qua hố có phần dễ dàng hơn Hưng Tồ. Chỉ phải cái chân cậu lún sâu xuống lớp đất mềm khiến cả bọn phải xúm vào “nhổ” cậu lên. Cậu ta cười toe toét:

-  Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.

        Người thứ ba vượt qua chiếc hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt, cậu ta đã từng thi nhảy xa cấp huyện. Xong việc, cậu nằm vắt chân chữ ngũ trên cỏ để chờ nhận giải.

       Chị Hà gọi đến Tôm Chip. Tôm Chip bé nhất bọn, tính tình lại rụt rè, mới nghe gọi tên mặt đã đỏ lên. Chị Hà ái ngại, bảo:

-  Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.

Tôm Chip càng bối rối. Dũng Béo thấy vậy, cười, bảo:

-  Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia.

Có thể vì tự ái, Tôm Chip quyết định vào vị trí.

-  Hai...ba!

      Tôm Chip giật bắn người lao lên. Đến gần điểm đệm nhảy thì cậu đột nhiên đứng sựng lại, chân miết xuống đất.

-  Không nhảy được thì chạy qua.

-  Hay là để tớ cắp vào nách rồi nhảy qua.

-   Tớ cho cậu thành tích lúc nãy đây. - Dũng, Hưng và mấy bạn nhao nhao khích bác.

Tôm Chíp suýt khóc vì giận mình và các bạn. Chị Hà nhẹ nhàng an ủi:

-  Hay em để Dũng nhảy lại trước đã.

          Nhưng Tôm Chip quyết định nhảy lần thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Đúng lúc cậu đạp chân vào mô đất lao lên thì có tiếng kêu thất thanh phía bên kia bờ mương. Mọi người đang tập trung theo dõi cuộc thi nên chỉ có cậu mới trông thấy một bé trai, do xô đẩy, đang lăn theo bờ mương xuống dòng nước. Cậu lao nhanh như tên bắn. Đến gần hố nhảy, cậu quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Khi đứa bé đã ờ sát mép nước. Tôm Chíp cũng đã tới bờ mương. Có tiếng hét tuyệt vọng. Lúc tất cả cùng nhận ra mối nguy hiểm thì họ cũng thấy Tôm Chíp đã nhảy như bay qua con mương kịp giữ đứa bé lại. Ai nấy thở phào.

         Chị Hà lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội sang theo. Cả bọn đều lè lưỡi, lắc đầu không hiểu Tôm Chip làm thế nào để nhảy qua con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố:

-  Chức vô địch thuộc về Tôm Chíp. Nhưng phải khám xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào không đã.

         Cả bọn cười ồ lên và phục Tôm Chíp ra mặt. Còn Tôm Chíp thì nhớ lại lúc đó cậu không nghĩ đến cuộc thi mà chỉ nghĩ đến việc cứu em bé khỏi rơi xuống nước.


 

11 tháng 11 2021

Một buổi sáng đẹp trời nữa lại về trên quê hương em. Mang đến một vẻ đẹp thanh tân và rạng ngời trên khắp nẻo đường. Và nơi đẹp nhất, chính là cánh đồng lúa ở đầu làng.

Đó là một buổi sáng mùa hè, mới 6 giờ sáng mà trời đã rõ ràng. Bầu trời cao và trong xanh, khắp quãng đồng không một gợn mây. Màu thiên thanh nhàn nhạt ấy, rộng và bao dung như một dòng sông đang chảy ngược lên trời. Từ phương xa, ông mặt trời ngất ngưởng nhô lên, chiếu những mảng sáng dịu nhẹ xuống cánh đồng lúa mênh mông ở phía dưới. Lúa lúc này đương thì con gái, tươi tốt và xanh nõn nã. Cái màu xanh non trẻ và mơn mởn ấy như thêm ngọt ngào hơn dưới ánh sáng buổi mai hồng. Trên từng cành lúa, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm, long lanh như hạt ngọc quý. Nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một tấm thảm lớn. Bởi lối đi giữa các thửa đã bị lúa mọc lấn ra, nghiêng mình che đi hết. Và mỗi khi gió thổi qua, chúng lại chao đảo, lại va vào nhau như những cô bé, cậu bé tụm năm tụm bảy vui đùa. Thế là cả cảnh đồng như vùng biển xanh, sóng nước dập dềnh. Theo làn gió ấy, ta dễ dàng ngửi được mùi thơm bùi, nồng nàn của bông lúa còn vương mùi sữa, chưa già. Quyện trong đó, là mùi ngọt mát của sương đêm, mùi ngai ngái của lớp đất ẩm ướt dưới ruộng, mùi chan chát của lớp cỏ dại ven lối đi xuống ruộng. Tất cả hòa vào nhau, tạo nên một mùi hương đặc trưng khó tả của buổi sáng sớm. Cũng chính cơn gió ấy, làm cho người ta khoan khoái, dễ chịu bởi sự mát lạnh mà nó mang đến. Đó không phải cái mát lạnh tê buốt của mùa đông, mà là cái mát lạnh dễ chịu, khiến người ta run lên vì thích thú. Thỉnh thoảng, lại vang lên tiếng chim hót lảnh lót, vang lên từ những tán lá vòm cây, rồi nhanh chóng chìm khuất trong tiếng xì xào của ruộng lúa. Lác đác đằng xa, là những cô, những bác, những bà ra thăm lúa buổi sớm. Trên gương mặt ai cũng là sự vui tươi, hạnh phúc. Nhìn cánh đồng lúa tươi non, bừng bừng sức sống dưới ánh mai của ngày mới, họ tràn trề hi vọng về ngày mai đây, đồng lúa sẽ chín vàng và bội thu.

Những hình ảnh về cánh đồng lúa buổi sớm mai ấy, đến nay em vẫn còn nhớ rõ. Không phải vì nó tráng lệ, vì nó hùng vĩ, mà bởi vì đó là quê hương em. Là nơi mà dù có bao lâu nữa, cũng mãi là nơi tuyệt vời nhất để trở về.

11 tháng 11 2021

Nhắc đến làng quê đất Việt, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh cây đa, bến nước mộc mạc, tới hình ảnh lũy tre xanh ngút ngàn, tới con sông ngoằn ngoèo uốn lượn. Và một hình ảnh không thể không nhắc tới, đó chính là những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Mỗi sớm mai, cánh đồng lúa quê tôi lại càng tươi mới, đẹp một cách lạ kì.

Lúc trời chưa sáng rõ, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang ngủ say, đắm mình tận hưởng không khí mát lành sau trận mưa rào tối qua. Một vài bông lúa khẽ đu đưa theo làn gió nhẹ. Chắc chúng trở mình trong giấc ngủ đây mà. Một hồi sau, bầu trời sáng hẳn. Ông mặt trời ló dần sau đám mây trắng xốp, rọi chiếu muôn tia nắng vàng tươi xuống nhân gian. Thế là vạn vật thức giấc. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Tấm thảm đặc biệt này được đính vô vàn viên kim cương lấp lánh. Thân lúa, lá lúa, bông lúa đều đọng lại những giọt sương mai. Những giọt sương mai nhỏ xíu từng hạt nước, đùa vui trên cây lúa. Thân lúa mọc thẳng đứng để nâng đỡ những bông lúa cong cong như vàng trăng khuyết. Bông lúa vàng ươm, trĩu nặng.

Chị Gió cũng đón chào bình minh bằng những đợt thổi liên hồi, từ vi vu đến ào ào. Từng cây lúa ngả nghiêng theo chị. Lúa nối tiếp nhau ngả nghiêng tạo thành những đợt sóng chạy dài tới vô tận. Bỗng từ xa, một đàn cò trắng chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống cánh đồng. Dường như các chú biết bông lúa đang trĩu hạt nên chỉ đậu trên bờ. Đàn cò trắng tinh như những chòm mây trên bầu trời kia, đứng rỉa lông, rỉa cánh rồi lắc lư cái đầu, cái mỏ để chiêng ngưỡng cánh đồng. Trên con đường làng chạy dài ven cánh đồng, các bác nông dân đã rôm rả ra đồng. Một vài thửa ruộng đã được các bác gặt hái, chỉ còn trơ lại những gốc rạ. Gương mặt các bác nhễ nhại mồ hôi. Nhưng tôi chẳng thấy trên những gương mặt chất phác đó thoáng chút mỏi mệt nào. Các bác đang mừng vui, phấn khởi bởi một năm mùa màng bội thu.

Mặt trời lên cao hơn, chừng giữa vòm trời, chiếu xuyên những tia nắng len qua các khóm lúa. Những giọt sương mai chẳng rõ trốn biệt đi đâu hết. Đàn cò cũng đã vút bay từ bao giờ. Trên cánh đồng chỉ còn những người nông dân cùng muôn cây lúa chín vàng. Sự vắng lặng càng làm tôi thấy cánh đồng đẹp. Và tôi biết những bông lúa ngả nghiêng để thầm cất vang khúc ca ngày mùa trong trái tim những người nông dân.

19 tháng 4 2019

I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.

Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn.

Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,...

Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.

I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.

Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grát... nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga... Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.

Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.

Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.

Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.

Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính Hồng quân - người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức - đứa hung phạm, kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.

Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.

Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.

3 tháng 1 2022

Trong các nghệ sĩ hài trẻ, em có ấn tượng rất tốt với chú Trường Giang, một diễn viên hài mới chỉ nổi lên cách đây vài năm. Nhưng bằng thực lực cùng khả năng diễn xuất tuyệt vời chú đã có được một vị trí vững chắc trong làng hài Việt Nam.

Chú Trường Giang không có một vóc dáng đẹp, trông chú hơi thấp, dáng người mập mạp, bụng tròn tròn, trông rất dễ mến với nước da trắng hồng hào, khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn tròn, phúc hậu với đôi mắt to, sáng, phía trên là đôi lông mày rậm rạp. Khóe miệng lúc nào cũng như đang mỉm cười, rất duyên dáng. Chú là một người hòa đồng và dễ mến, từ trên sân khấu hay phía sau hậu trường, cách nói chuyện dí dỏm hài hước, cùng những hành động quan tâm mọi người khiến chú rất được yêu quý. Trên sân khấu,chú  Trường Giang chủ yếu chọn những vai diễn đặc biệt như vai ông già - đây là vai diễn thương hiệu của anh, vai trẻ con, vai thằng ngốc, thằng hề... Đặc điểm chung của các nhân vật này là phong cách ăn mặc có phần quái dị, khác người, tính cách cũng có phần đặc biệt. Nhưng dù là ở vai trò nào chú Trường Giang đều xuất sắc mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái, bởi lối diễn cường điệu, lối đối đáp hài hước hóm hỉnh, khiến cho các nhân vật mà chú hóa thân thành trở nên đặc biệt trong mắt người xem. Trong thời gian gần đây chú Trường Giang còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và MC, khán giả như thấy một chú  Trường Giang khác, bớt hóm hỉnh, thêm vào đó là sự nghiêm túc, đĩnh đạc nhưng không kém phần hoạt ngôn trong những bộ trang phục lịch sự.

Em rất yêu quý chú Trường Giang, nhờ chú mà gia đình em có những giờ phút quây quần, thư giãn đầy ắp tiếng cười. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới chú Trường Giang sẽ phấn đấu hơn trong sự nghiệp, cho ra những tác phẩm, những bộ phim mới mẻ và hấp dẫn để phục vụ khán giả.

3 tháng 1 2022

kick cho c nha

11 tháng 10 2020

a ngược - xuôi

b đói - no

c trẻ - già

hok tot 

tk cho mk nha bn

13 tháng 2 2022

13 tháng 2 2022

mờ thế

8 tháng 8 2021

2. Chú sơn ca bay vút đi 

Hok tốt nha

K cho mình

Trả lời:

2. Chú sơn ca bay vút đi

HT

Hai từ thênh thang và bé bỏng có nghĩa trái ngược nhau đúng hay sai  ? Đúng

d) Từ có nghĩa trái ngược với từ đứng đắn là lôi thôi đúng hay sai Sai

HT

30 tháng 9 2021

Hai từ thênh thang và bé bỏng có nghĩa trái ngược nhau đúng hay sai Đúng

d) Từ có nghĩa trái ngược với từ đứng đắn là lôi thôi đúng hay sai Sai

HT