Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có thể tự viết ạ, dàn ý đầy đủ lắm bạn cần thêm quan hệ từ, từ nối, liên kết các câu cho chặt chẽ thế là xong:3
Kính gửi: - Ban giám hiệu trường.................
- Giáo viên chủ nhiệm lớp.............
Em tên là:................................................................... Học sinh lớp:.............................
Nơi ở:..........................................................................................................................
Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ):...................................................................
Họ tên cha:.............................................................. Số điện thoại:................................
Họ tên mẹ:............................................................... Số điện thoại:................................
Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ):.......................................
Vi phạm nội quy vào ngày.....tháng.....năm...... Vi phạm lần thứ:.......................................
Nội dung vi phạm:..........................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
thuộc điều...................................... của trường..............................................................
Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.
................, ngày.....tháng......năm....... | |
Người viết kiểm điểm (Ký, ghi rõ họ tên) |
Khi đi học thì ai trong chúng ta cũng đã từng phải viết bản kiểm điểm dù không nhiều thì ít. Đôi khi học sinh chúng ta sẽ phải viết bản kiểm điểm để xem xét lại hành vi của bản thân khi ở trên trường lớp vì đôi khi chúng ta sẽ mắc lỗi như đi học muộn, không thuộc bài hoặc không may tên lại nằm trên sổ đầu bài vì lí do nào đó. Mà đôi khi hết năm học thì chúng ta cũng thường phải tự viết bản kiểm điểm để nhìn nhận lại một năm học vừa qua như thế nào. sau đây là bản kiểm điểm nè
1
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi ban giám hiệu trường: …………………………
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………
Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm
Chữ ký học sinh Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Học kì 1, năm học 2018 – 2019
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….
Em tên là: …………………………………………….
Học sinh lớp Trường……………………………….
Trong học kì …… năm học 2018 – 2019 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau
– Về ưu điểm:
Hoạt động phong trào: ……………………………
Học tập: ………………………………………………..
Vấn đề khác: ………………………………………
– Về khuyết điểm:
Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:
Vi phạm khác: ……………………………………
* Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………
* Ý kiến cá nhân: ………………………………
Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.
Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày… tháng… năm…
Học sinh (Ký, ghi rõ họ tên |
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao."Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.
Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.
Vậy là qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là lời đúc kết những kinh nghiệm của cha ông và được chuyển thành vần thơ rồi để lại cho con cháu học tập và rèn luyện, trong đó có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Câu tục ngữ nói lên sức mạnh của sự đồng lòng, đoàn kết, gợi lên hình ảnh rất sinh động: một cây bé nhỏ, đơn độc thì “làm chẳng nên non” nhưng “ba cây chụm lại” thì “nên hòn núi cao”. “Ba cây” chỉ là cách nói ước lệ, khái quát của dân gian ý chỉ “nhiều cây thì sẽ nên rừng”.Nhưng nếu chỉ nói chuyện cây và núi thì câu tục ngữ đã không sống lâu bền trong dân gian Việt Nam như vậy. “Một cây” và “ba cây” là hình ảnh của cá nhân và tập thể. Và “non”, “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.
Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.
Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.
Trong cuộc sống, thậm chí cũng như trong lịch sử đã chứng minh về những hạn chế của sự đơn độc. Đó là cha con Hồ Quý Ly vì cướp ngôi nhà Trần làm mất lòng dân nên phải đơn phương trong cuộc chống giặc Minh xâm lược: “Không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo”. Và quả thực, nhà Hồ đã không đoàn kết được nhân dân làm mất nước ta vào tay giặc. Đó còn là bè lũ Lê Chiêu Thống làm li tán lòng người để kẻ thù ngoại bang tranh thủ cơ hội xâm lược nước ta… Lịch sử sẽ mãi lấy đó làm những bài học đắt giá.
Ngày nay, tiếp thu bài học của cha ông, đất nước ta đang phát huy sức mạnh đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để xây dựng đời sống đưa đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Để xứng đáng với vai trò của những chủ nhân tương lai của đất nước, những người học sinh chúng em cần biết học tập tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể lớp vững mạnh và đặc biệt là để tạo nên mối quan hệ hòa thuận, yêu thương trong gia đình của mình.
Câu tục ngữ có ý nghĩa thật lớn lao đối với thế hệ trẻ chúng ta. Hiểu rõ về ý nghĩa của câu tục ngữ, dân tộc Việt Nam có sự gắn bó đoàn kết chặt chẽ hơn, mọi khó khăn gian khổ đều được vượt qua và nhanh chóng sánh vai với năm châu bốn bể.
Tham khảo:
Hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho em nhiều bài học đáng quý. Bài học đầu tiên mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên say đắm. Dù ở hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn giữ được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn của Người hòa vào với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả trái tim và giác quan của mình. Bài học thứ hai mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Bác lo cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, dành cả đời mình cho nước, cho dân. Ở Người, ta thấy được phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trước mắt.
Tham khảo
Hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho em nhiều bài học đáng quý. Bài học đầu tiên mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên say đắm. Dù ở hoàn cảnh nào, Người vẫn luôn giữ được tình yêu thiên nhiên tha thiết. Tâm hồn của Người hòa vào với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả trái tim và giác quan của mình. Bài học thứ hai mà em học được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Bác lo cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, dành cả đời mình cho nước, cho dân. Ở Người, ta thấy được phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trước mắt.