Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Tùng…tùng…tùng…” tiếng trống vang lên, chúng em đứng dậy chào cô rồi nhanh chóng chạy ùa ra sân, xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị cho buổi tập thể dục giữa giờ.
Ngày nào cũng vậy, trước khi ra chơi, chúng em sẽ có một tiết tập thể dục giữa giờ dành cho tất cả học sinh các lớp. Từ lớp 1 đến lớp 5 xếp hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Tiếng trống đánh nhanh, dồn dập nhưng không to lắm để nhắc nhở chúng em nhanh chóng ra sân ổn định vị trí của mình.
Mỗi lớp, dưới sự chỉ đạo của bạn lớp trưởng, sẽ xếp thành hai hàng dọc. Các bạn đứng cách nhau một sải tay để đảm bảo khi tập không bị va vào nhau. Sau khi bác bảo vệ thấy mọi người đã đứng đúng hàng lối, bắt đầu những nhịp trống to, rõ ràng vang lên. Chúng em bắt đầu khởi động tay chân, eo, cổ cho gân cốt dẻo dai. Từng nhịp trống đều đặn vang lên. Đầu tiên là động tác vươn thở, sau đó là những bài tập bổ trợ cho chân, tay, lườn và cuối cùng là điều hòa. Những anh chị lớp 4, lớp 5 đã quen thuộc với những động tác nên thực hiện rất nhuần nhuyễn, không vấp phải trở ngại gì. Nhưng các em lớp 1 mới tập làm quen thì còn nhiều bỡ ngỡ. Mỗi lần quên động tác, các em lại nhìn sang bên cạnh để học các anh chị. Trong suốt thời gian tập, một số thầy cô cũng đi lại theo dõi. Những em mới còn chưa quen động tác, thầy cô vui vẻ đứng lại chỉ dẫn tận tình để các em tập một cách đúng và hiệu quả nhất.
Kết thúc buổi tập thể dục giữa giờ, chúng em nắm tay giơ lên và hô “khỏe! khỏe! khỏe”. Các bạn nhanh chóng tản ra để chơi tự do. Ai nấy cũng lộ rõ nụ cười trên môi.
Sau mỗi lần tập thể dục giữa giờ, em cảm thấy tinh thần và con người mình khỏe khoắn, thoải mái hơn rất nhiều. Đối với em, đây là một hoạt động bổ ích để chúng em có thể nâng cao tinh thần thể dục mỗi ngày khi tới trường.
Hoạt động thể dục giữa giờ ở mỗi trường học có ý nghĩa rất quan trọng, không những rèn luyện sức khỏe mà còn giúp học sinh giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường em cũng vậy, đến giờ ra chơi của các thứ Hai, Tư, Sáu trong tuần, nhà trường lại có hoạt động thể dục thể dục giữa giờ. Còn thứ Ba và Năm thì để bạn liên đội trưởng đọc các bản tin măng non theo kì.
Như thường lệ, hôm nay là thứ hai đầu tuần, có lịch hoạt động thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi. Tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc hai tiết học đầu tiên, và chỉ ngay sau đó tiếng trống thể dục giữa giờ vang lên đều đều, rền vang như giục giã các bạn học sinh mau chóng xuống sân trường xếp hàng để chuẩn bị cho buổi thể dục.
Mỗi lớp, dưới sự chỉ đạo của bạn lớp trưởng xếp thành hai hàng ngang đều tăm tắp, các bạn khối lớp Một, Hai, Ba đứng trên còn các anh chị lớp Bốn, Năm xếp hàng phía dưới, các bạn dàn hàng đúng khoảng cách một sải tay như cô tổng phụ trách đã dạy ngay từ buổi đầu tiên để khi tập tránh các động tác dang tay không bị va chạm giữa bạn này với bạn khác. Sau khi việc chỉnh đốn đội hình đã xong, hàng dọc thẳng, hàng ngang cũng thẳng bài tập thể dục được bắt đầu theo tiếng trống nhịp nhàng của bạn đánh trống.
Bài thể dục đã được cô tổng phụ trách hướng dẫn ngay từ buổi đi học đầu tiên, và giờ đây với sự tập luyện chăm chỉ các bạn tập đã tập rất đều, không còn tình trạng quên hay nhầm giữa các động tác với nhau, cô giáo không còn phải đi kiểm tra rồi chỉnh cho từng bạn như mấy buổi đầu nữa. Những động tác khỏe khoắn, dứt khoát cứ liên tục nhau đều đặn, những bàn tay giơ lên như những búp măng non hướng về phía mặt trời. Mặc dù có những hôm trời nắng nhưng các bạn không tỏ ra mệt mỏi và tập thể dục chỉ như một hoạt động bắt buộc, ai cũng tỏ ra say mê và tập rất hăng say.
Có nhiều thầy cô trong trường cũng hay theo dõi buổi tập thể dục của chúng em, mặc dù các thầy cô không bắt buộc phải theo dõi buổi tập, có thầy cô còn đứng trên tầng cao chụp ảnh toàn trường để ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp đó để cho vào khung ảnh các hoạt động của nhà trường. Bài thể dục có tất cả mười lăm động tác và chỉ trong vòng mười phút bài thể dục đã kết thúc, toàn trường đồng thanh hô khẩu hiệu theo tiếng trống và trở về lớp đợi vào giờ chuẩn bị cho các tiết học sau.
Sau mỗi lần tập thể dục giữa giờ, em chắc chắn rằng không chỉ có riêng em mà tất cả các bạn tham gia đều cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần thoải mái hơn để chuẩn bị cho những giờ học tiếp theo. Đối với em, đây là một hoạt động rất bổ ích đối với các bạn học sinh vừa nâng cao sức khỏe đồng thời còn tăng cường tinh thần thể dục thể thao của mỗi bạn.
Ảnh 1:
Câu 1:
Ô dịch thuốc lá
Câu 2:
vòm họng, phế quản, phổi
Câu 4:
Tác hại của thuốc lá với cơ thể con người
Ảnh 2:
Câu 1:
Lão Hạc- Nam Cao
Câu 2:
từ tượng hình: ầng ậng, mếu máo, móm mém
từ tượng thành: hu hu
Tác dụng: miêu tả sự đau đớn, buồn bã của LH khi phải bán chó
Câu 4:
LH đau đớn, chua xót và có phần hối hận khi phải bán chó, lão khóc như 1 đứa trẻ
Câu 5:
Em nên bán vì lúc đó đã là bước đường cùng
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó để bắt một con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy rất thất vọng . Ông cảm tháy đã tin tưởng nhầm người , ông nghĩ Lão Hạc một người, có lòng tự trọng cao , liêm khiết , ông không muốn làm phiền người khác, một người đã khóc vì trót lừa một con chó mà nay lại đi xin bả chó để trộm chó của người khác. Hành động của lão Hạc chẳng khác gì binh Tư , bất chấp mọi thứ , ích kỉ chỉ vì bản thân đc sung túc để đi làm những việc bất nhân , vô nhân tính . Nó làm phá hoại hình ảnh của 1 con người trong sáng , tốt đẹp của lão Hạc như làn mây đen che đi ánh mặt trời .
Và tất nhiên là sự thật sẽ đc phơi bày ra ánh sáng , Tới khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc , ông giáo mới thật sự hiểu ra taatys cả mọi chuyện . Không thể ngờ đc 1 người nhân hậu , thieenjh lương như lão Hạc lại phải chịu đau khổ từ đầu tới cuối . Nhân vật Lão Hạc là người đại diện cho những con người nghèo khổ , bất hạnh trong triều đại pk lúc trc .
"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo hai mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:
"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".
Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".
"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".
Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị “rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.
Chính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".
Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".
Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thà chết trong còn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.
Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.
Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống
Câu này em đã hỏi, chị đã trả lời rất nhiều lần rồi, sao em còn hỏi nữa?
em xin lỗi