K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2017

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

25 tháng 9 2017

Được sinh ra trên cuộc đời này tôi đã thấy rất hạnh phúc rồi, nhưng được những người sinh ra mình quan tâm chăm sóc mình thì thôi càng cảm thấy yêu cuộc sống này biết bào. Và tôi muốn cho cả thế giới này biết rằng tôi rất hạnh phúc. Đặc biệt ngoài sự yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong gia đình thì tôi còn được sụ yêu mến của ông nội tôi. Ông như một tấm gương sáng để tôi noi theo về phẩm chất và tích cách tuyệt vời ấy.

Ông có một khuôn mặt rất đẹp theo như nhiều người nhận xét là như thế. Khuôn mặt của ông mang một vẻ đẹp rất riêng rất đàn ông và lịch lãm. Cũng chính vi vẻ đẹp ấy mà bà nội tôi đã phải lòng ông. Gò má hơi cao cộng thêm đôi môi đẹp và chiếc mồm rộng khiến cho ông tôi thật đẹp cả đến khi ông già đi như bây giờ mà tôi vẫn thấy được vẻ đẹp đó. Người ta nói đàn ông mồm rộng thì sang phải chăng ông tôi sang trọng lịch lãm nhờ cái mồm.

Ông tôi giờ đã chín mươi tuổi, ông vẫn hồng hào trông ông như một ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích chui ra. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, tùng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây. Thỉnh thoảng có những sợi tóc lạc đàn phất phơ trước gió mềm như mây vậy. Dù già đi nhưng ông tôi vẫn rất khỏe ông vẫn đi lại bình thường, vẫn mang về cho tôi những món quà kẹo ngon ngọt của trẻ con. Mắt ông tinh lắm, tôi mới ít tuổi đầu mà đã cận trong khi ông tôi mắt sáng mở to tròn khi nào mà bị ông dọa cho thì sợ phải biết. ông rất hiền chả bao giờ chùng mắt với tôi, nhưng khi ông dọa ma thì nhìn đôi mắt to của ông hơi sợ. Ông tôi gầy lắm chỉ có bốn lăm cân thôi, nhìn thân hình ông chỉ còn có da bọc sương thế nhưng ông vẫn ngày ngày tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe.

Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu. Ông tôi để râu trông thật hiền lành, bộ râu ấy cũng bạc phơ như mái tóc trông thật như phật sống. Đôi lông mày cũng chuyển sang màu trắng nhìn ông với mái tóc bộ râu đôi lông mày cùng nước da hồng hào ấy nhìn thật đẹp lão biết bao. Ông là một người liêm khiết nhất mà tôi từng thấy. Khi nhà nước tặng ông một mảnh đất trên thủ đô thì ông lại từ chối. Ai cũng bảo rằng ông quá liêm khiết nêu như ông nhận miếng đất ấy thì bay giờ con cháu có thể sung sướng trên hà nội rồi. Bởi dẫu gì có một mảnh đất trên thủ đô cũng rất có giá. Thế nhưng ông nhất định không nhận, ông quả thật là liêm khiết hết mức. Và điều đó rất đáng để tôi học tập và noi theo. Mỗi khi buồn tôi thường đến bên ông để vuốt ve mái tóc bạc trắng ây, vuốt râu của ông và nghe giọng cười khanh khách giòn giã của nội. Những nét đẹp trên khuôn mặt nội hay vẻ đẹp tâm hồn đều làm cho tôi thấy yêu quý và khâm phục trân trọng nội tôi nhiều hơn.

11 tháng 8 2019

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

30 tháng 1 2016

            Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.

            Ông tiên này có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn mượt, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!” Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông. Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.

             “Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”. Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông, dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ?

10 tháng 4 2017

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổithơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấpngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bâygiờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàngcây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thếgiới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thươngmà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào,khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu.Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nướcbạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổithơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấpngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bâygiờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàngcây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thếgiới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thươngmà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào,khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu.Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nướcbạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt nhưsương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã,thanh tao.Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiềntừ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh."Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khócmà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười củaông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi.Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đềubước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phảinhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy,ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họmà thôi".À thì ra là như vậy!Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng.Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi,con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo raniềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

17 tháng 5 2022

Tham Khảo

Nhà văn Phạm Duy Tốn là một nhà văn thành công, với nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó, không thể không nhắc đến nhân vật viên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay. Nhân vật này không có tên họ cụ thể, nhưng chỉ qua miêu tả cũng biết ông ta là một vị quan lớn, gánh những ước mong, tin tưởng của nhân dân. Vì họ gọi ông ấy là viên quan phụ mẫu cơ mà. Ấy thế nhưng, viên quan phụ mẫu ấy, lại chẳng quan tâm, đoái hoài gì đến những con dân của mình. Khi trăm họ đang lầm than, ngụp lặn trong nước lũ để tìm cách giữ lại chút gì đó cho mình. Thì ông ta lại điềm nhiên tận hưởng những thứ đắt đỏ, quý giá. Ông ta đến ngôi đình trên đồi cao, khô ráo sạch sẽ, rồi sung sướng đánh bài, ăn tổ yến. Ngài rung đùi, chép miệng, rồi ù, niềm hạnh phúc vỡ òa. Ngoài kia đê cũng vỡ, muôn dân đớn đau, tiếng kêu thấu tận trời xanh. Mà quan cha mẹ lại đang hân hoan khi thắng ván bài, chẳng mảy may quan tâm đến những gì xảy ra ngoài đình kia. Hình ảnh viên quan phụ mẫu độc ác, vô lương tâm ấy khiến độc giả phải căm phẫn, phải tức giận. Thật khó mà quên được.

17 tháng 5 2022

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

31 tháng 8 2020

Mùa hè đến, những tiếng ve sầu kêu trong màu đỏ rực rỡ của cây phượng vỹ đầu làng. Em vui biết bao khi được ngắm khung cảnh quê em tràn đầy sức sống những ngày hạ sang. Đối với em, nó là cảnh đẹp tuyệt mỹ nhất.

Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.

Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.

Có lẽ, nếu không có kì nghỉ hè, em cũng sẽ như mọi người, sáng sớm cũng tất bật với việc đến trường, không thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp gần gũi và tràn đầy sức sống này. Mặt trời dần lên cao, tỏa những ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đồi. Ánh nắng chan hòa mọi nơi, bao phủ cảnh vật, nắng tràn trên những ngôi nhà mái ngói đỏ đã bám một lớp rêu phong cổ kính, nắn xuyên qua những kẽ lá xanh non lộc biếc. Cái nắng sớm ở làng em, không chói chang gay gắt như nắng trưa mùa hè, không nhàn nhạt như nắng mùa thu mà nó là cái nắng ướt, nắng mới, cái nắng còn vương chút sương đêm đọng lại trên những bông hoa trong vườn. Nhìn nắng hàng cau xanh mướt một màu ngọc bích. Cảnh vật như đang được tắm trong cái ấm áp của buổi sớm. Vài cây nhãn trồng trong vườn nhà em đang vẫy gọi lũ ong mật đến chung vui trong nắng sớm. Ra vườn, cũng là lúc em cảm nhận được mùi hương phảng phất nhẹ nhàng của buổi sớm tinh khôi.

Nhắc đến khung cảnh quê em vào hè, không thể bỏ qua đồng lúc xanh bát ngát trải dài đến chạm chân trời tạo nên một màu xanh hài hòa vô cùng. Màu xanh ấy như mời gọi sự sống, gọi những cơn gió hè man mát đến nơi đây làm cho những cây lúa xanh nghiêng mình rì rào vì vui thích. Trên đường làng, những chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân đi cày, tuy giờ đã có máy móc nhưng những chú trâu luôn là một người bạn thân thiết với những người nông dân, với trẻ mục đồng. Nhớ về những chiều hè lộng gió, vài ba đứa trẻ mục đồng phụ cha mẹ đưa trâu ra những bãi cỏ. Chúng ngồi, nằm trên lưng trâu, đưa đẩy con sáo diều bay cao, vút lên từng tiếng sáo trầm bổng trong không gian, khơi gợi bao trí tưởng tượng phong phú của em. Có lẽ các bạn trên thành phố, không thể tận hưởng được những lúc thanh bình như thế. Được nằm trên bãi cỏ, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những đám mây đủ hình thù kì lạ. Ở quê, buổi chiều hè không hề oi bức như trên thành phố, không làm cho con người cảm thấy khó chịu vì khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi trên con đường tấp nập xe cộ, mà nó rất yên bình trong trẻo mang hương vị của đồng nội và cỏ cây.

Đối với em, cảnh quê là cảnh đẹp nhất khi mùa hè đến. Dù các bạn có thích thú với những chuyến du lịch xa, những bãi biển cát vàng sóng vỗ thì em vẫn mãi say mê chính cảnh đẹp nơi chôn rau cắt rốn của mình.

1 tháng 9 2020

Trả lời :

Tham khảo bài sau :

Quê hương! Hai tiếng ấy thôi mà sao thân thương quá. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Nơi ấy không chỉ có gia đình, người thân mà còn có cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Quê hương đối với em mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhất là cánh đồng lúa rộng lớn bao la.

Em sinh ra và lớn lên ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ - một trong những vựa lúa lớn trên dải đất hình chữ S thân yêu. Từ nhỏ, cánh đồng lúa mênh mông đã hằn sâu trong kí ức non nớt, thơ ngây của em. Cánh đồng lúa quê hương em đẹp như một tấm thảm khổng lồ, mỗi mùa lúa qua đi, tấm thảm ấy lại thay màu mới.

Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà trống vang vọng khắp cả miền quê, đánh thức vạn vật bừng tỉnh giấc. Làn khói bếp màu lam bay lên, quyện vào nhau trên không trung. Cánh đồng cũng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Ánh mặt trời chan hòa khắp muôn nơi, len lỏi qua từng cây lúa, những giọt sương long lanh còn đọng lại trên lá lúa, long lanh như những viên pha lê trong suốt. Con cò trắng đang cúi đầu mổ mổ, nghe tiếng động thì hoảng hốt dang cánh bay lên cao. Những cơn gió tinh nghịch thổi qua làm biển lúa dập dờn sóng vỗ, nối đuôi nhau chạy tít tận chân trời.

Mặt trời dần lên cao, ánh nắng rực rỡ xuyên qua những màn mây trắng bồng bềnh, vuốt ve cả cánh đồng bao la, bát ngát. Bóng nón của các bác nông dân nhấp nhô lên xuống, tiếng bì bõm lội nước vang lên giữa làng quê tạo cảm giác thanh bình, yên ả lạ thường.

Ngày dần trôi đi, đã đến lúc hoàng hôn, cánh đồng cũng như cảnh vật khác, đắm mình trong ráng chiều đỏ rực. Các bác nông dân đã lục tục ra về, cả cánh đồng rộng lớn là thế chợt chìm vào khoảng không vô tận, thỉnh thoảng ngân vang những tiếng chuông từ ngôi chùa phía xa.

Mặt trời xuống núi đằng Tây, bóng tối dần xâm chiếm không gian của ánh sáng. Trời tối dần, tối dần, nhà nhà lên đèn, quây quần bên bữa cơm chiều muộn. Cánh đồng lúa lặng lẽ ngâm mình trong bóng tối. Âm thanh của đủ loại côn trùng vang lên giữa không gian yên tĩnh. Dưới ánh trăng yếu ớt, cánh đồng lặng lẽ dõi theo cả làng quê rồi dường như cũng chìm vào giấc ngủ khuya, tạm biệt những chú côn trùng vẫn mải miết kêu vang để ngày mai còn thức dậy.

Mỗi khoảnh khắc trong ngày, cánh đồng lúa lại mang một sắc thái khác. Mỗi khoảnh khắc trong năm, nó lại đem về một sắc màu riêng cho vùng quê thanh bình này. Mùa xuân, mạ non mới nhủ, mơn mởn trong gió xuân. Qua đi ít lâu, mạn non khôn lớn, thành cây trưởng thành rồi bước vào thì con gái. Những hạt sữa trắng tinh hình thành trong lớp vỏ chấu, hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời và trở nên săn chắc. Chợt một ngày kia, lúa rủ nhau chín, lúc ấy, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng ươm khổng lồ. Hương lúa chín dịu dịu mà say đắm lòng người khẽ lan tỏa khắp không gian hứa hẹn một mùa màng bội thu. Trên khuôn mặt những người nông dân hiền lành, chất phác lấp lánh những nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình cùng nhau ra đồng gặt lúa. Những bông lúa chĩu nặng được đôi bàn tay con người nâng niu, trân trọng. Lúa gặt xong còn lại những gốc rạ trơ trọi giữa đồng, những sân thóc vàng ruộm. Một mùa khắc nghiệt qua đi, người nông dân lại chăm chỉ gieo mạ, cấy cày, chăm sóc từng ngọn lúa. Âm thanh của thiên nhiên và con người hăng say lao động chan hòa vào nhau tấu lên khúc nhạc giản dị của đồng quê.

Cánh đồng lúa quê em không chỉ là điểm tựa cho bao gia đình sinh sống mà còn là một phần không thể thiếu của quê hương, một phần máu thịt trong cơ thể mỗi người. Để rồi một ngày kia xa quê, lòng em vẫn bồi hồi nhớ hình ảnh cánh đồng bao la cùng niềm tự hào trào dâng trong trái tim mình.

26 tháng 9 2018

Hôm nay là ngày cô giáo trả bài kiểm tra toán 1 tiết, lòng tôi hồi hộplo lắng không biết mình được mấy điểm, có bị điểm kém hay không. Cô đi xuống lớp và phát bài, tôi nhìn xung quanh, có bạn thì vui vẻ nhưng cũng có bạn thì mặt buồn buồn, có vẻ như bị điểm kém. Cuối cùng cô cũng đã phát đến bài của tôi, tôi nhìn vào bài kiểm tra rồi buồn rầu vì tôi chỉ đc 5 điểm tôi nghĩ tôi sẽ bị bố mẹ mắng.

mk chỉ biết làm z thôi bn thông cảm nhé

30 tháng 9 2019

câu này hơi khó bạn ạ

30 tháng 9 2019

xi lỗi nha , bài này mình chưa được học .